ADS 468x60

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng.

Luôn nhớ rằng tất cả chỉ là bắt đầu...

Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

E-marketing hiệu quả cho blog

Khi công ty bạn đã xây dựng website, bạn cần thực hiện chiến lược E - marketing để thu hút khách hàng đến website của mình. Đặt banner trên các báo điện tử, đưa videoclip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các “hot” blogger viết bài giới thiệu…
Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng có thể trả lời.

Blogging - Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm

Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.


Một câu chuyện có thực tại Malaysia
Ngày 20.6.2008, Kenny Sia, blogger nổi tiếng nhất tại Malaysia than phiền về chất lượng thức ăn phục vụ trên chuyến bay của hãng Hàng không Air Asia trên blog của mình kèm theo hình minh họa. Ngay trong ngày, độc giả trên blog của Kenny đã viết hơn 20 trang A4 phê bình chất lượng thức ăn của Air Asia. Một tuần sau đó, Kenny nhận được lời mời của Air Asia tham dự buổi ra mắt thực đơn mới cho chuyến bay.
Một chút do dự, nhưng rồi Kenny quyết định tham gia sự kiện này. Hình thức trình bày, mùi vị của món ăn mới gây ấn tượng tốt cho Kenny. Ngay sau chương trình, đích thân Tony Fernandes - Chủ tịch Tập đoàn Air Asia đã gọi điện thoại cảm ơn sự có mặt của Kenny.
Khi trở về nhà, anh đã viết lại trên blog những ấn tượng của mình về cuộc trải nghiệm sản phẩm và đăng tải toàn bộ hình ảnh cùng minh chứng về cuộc điện thoại của Tony. Lần này, độc giả của Kenny đã đưa ra hơn 223 lời bình tích cực. Blogging - gắn thương hiệu với “hot“ blogger. Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog (hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi.


Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ cũng như sức lan

tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như mạng xã hội… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

Câu chuyện trên đây cũng cho thấy rõ sử dụng hot blogger cũng có những thách thức nhất định. Sử dụng đúng cách thì tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.


1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer)

Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó.


Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đến thương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.


2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp

Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.


3. Kiểm soát chất lượng của bài viết

Doanh nghiệp hay các công ty quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.


4. Kết hợp với các công cụ online khác

Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.


5. Thu nhận và đánh giá phản hồi

Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.


6. Duy trì mối quan hệ với blogger

Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.
                                                                                       <theo blog.yume.vn>
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Ý tưởng quảng cáo công nghệ kiểu 'tân cổ giao duyên'













Đọc thêm »

Những đoạn phim đồ họa kinh điển trên Internet

Bài học vì sự ích kỷ, tình yêu của bạch tuộc... là hai trong số những video được xây dựng bằng kỹ xảo hoạt họa máy tính được người xem chia sẻ nhiều trên mạng.

Sắc thái tâm trạng của ông lão khi chơi cờ với chính mình
Hậu quả của sự ích kỷ và lắm lời
Cuộc chiến vì tình yêu của bạch tuộc
Con bồ câu tham ăn phá đám điệp viên
Các nhân vật game tấn công thành phố

<theo VnExpress.net>
Đọc thêm »

40 hình ảnh quảng cáo ấn tượng nhờ Photoshop

Đẹp mắt, sáng tạo và độc đáo.
Tuyển tập 40 tấm hình quảng cáo đẹp mắt, ấn tượng, sáng tạo, độc đáo và đều có điểm chung là nhờ tới sự trợ giúp của Adobe Photoshop.
xem bài viết đầy đủ
Đọc thêm »

Quảng cáo công kích: đã qua thời?

Sau hơn 2 năm hứng chịu sự “tấn công” của đối thủ truyền kiếp Apple với chiến dịch miêu tả PC như một “gã nhà quê” còn Macintosh lại là một “anh chàng sành điệu”, Microsoft đáp trả hồi tháng 9 bằng những chương trình quảng cáo mà ước tính lên tới 300 triệu đô la Mỹ. Trong đó miêu tả Apple bằng một cụm từ “I’m a PC” (Tôi là PC). ...“Loại hình quảng cáo này quá “thời vụ”. Ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ cũng là ngày kết thúc của hàng loạt các chiến dịch quảng cáo chính trị công kích đối thủ trong suốt thời gian vận động tranh cử. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là điểm kết thúc của loại hình quảng cáo tiêu cực này.


Đó là bởi vì các nhà phát triển thị trường của những sản phẩm dành cho người tiêu dùng, đang mượn một trang cử tri ưa thích, càng phấn khích hơn trong việc chạy những tít quảng cáo công kích tên tuổi các đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân chính của việc “nở rộ” loại hình quảng cáo này là do nền kinh tế sa sút, áp dụng thuyết gọi là: “Khi đối thủ của bạn đang gặp khó khăn, hãy làm cho họ càng trở nên khó khăn hơn”.

Xây dựng cơ nghiệp trên "máu xương" kẻ bại trận

“Loại hình quảng cáo này quá “thời vụ”, diễn ra trong khoảng thời gian quá ngắn, nhưng đó lại là sự lựa chọn của các nhà phát triển thị trường ngày nay” - giám đốc điều hành một công ty tư vấn về bản quyền nhãn hiệu ở New York phát biểu.

Nhưng những chuyên gia trong ngành công nghiệp quảng cáo lại miêu tả chiến thuật này như “quảng cáo mang tính chất so sánh” hơn là mang tính chất tiêu cực. Ấy vậy mà mục đích thì lại không khác trong chính trường “xây dựng cơ nghiệp trên máu xương kẻ bại trận". Nhân viên marketing phân hiệu Dunkin" Donuts của hãng Dunkin" Brands ở Canton, bang Massachusetts ám chỉ chiến dịch quảng cáo khởi động hôm 20/10 /08 của hãng cà phê của Dunkin" Donuts là:

“Chúng tôi mong muốn khách hàng biết đến cà phê của chúng tôi có vị ngon hơn những nhãn hiệu cà phê có tên tuổi trước đó". Trong đó, những người được hỏi ý kiến đều nói rằng họ thích vị cà phê của Dunkin" Donuts hơn của Starbucks - một thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới.

Ngay cả tên của website được lập ra trong chiến dịch quảng cáo cũng rất khiêu khích: dunkinbeatstarbucks.com (tạm dịch: Drunkin “ăn đứt” Starbucks). Những truy cập trang web này có thể gửi tới bạn bè một e-card mang thông điệp: “Đừng để bạn bè của bạn uống Starbucks”.

Một số ví dụ khác cho những cuộc cạnh tranh không lành mạnh này, phải kể đến chiến dịch dài hơi từ phía Apple nhằm chế nhạo hệ điều hành PC của Microsoft, chiến dịch của kênh truyền hình cáp Fox Business công kích Jim Cramer của CNBC; hay là trận chiến giữa các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Burger King với McDonald’s và Wendy’s; Chiến dịch đánh bóng nhãn hiệu mới Select Harvest của hãng súp Campbell bằng việc lên án Pogresso đã đưa ra thị trường những các loại súp có chứa bột ngọt. “Chúng tôi hài lòng vì những gì đang diễn ra kể từ lúc khởi động chiến dịch Select Harvest", phát ngôn viên của công ty súp Campbell ở Camden, New Jersey nói. “Được sự quan tâm ngày một nhiều hơn từ phía khách hàng quả là tuyệt vời”!

"Oan oan tương báo..."

Các quảng cáo tiêu cực, giống như chiến dịch của Select Harvest, đã nhận được sự trả đũa mang tính tự vệ thậm chí phản công từ phía đối thủ. Những đòn đánh và trả đũa qua lại làm người ta liên tưởng đến chiến dịch tranh cử tổng thổng ở Mỹ, hoặc như trong các cuộc đấu vật.

“Chúng tôi chỉ muốn lấy lại sự công bằng một cách chính đáng”, lãnh đạo công ty mẹ của Progresso nói. Nhãn hiệu này đã trả đũa lại các quảng cáo công kích của Campell bằng 2 đoạn quảng cáo khác.

Đoạn quảng cáo thứ nhất tập trung vào làm rõ phương thức mà Progresso đã thực hiện để loại bỏ bột ngọt trong công thức chế biến. Đoạn thứ hai thì tường thuật lại thăm dò ý kiến khách hàng giữa chương trình quảng cáo của Progresso và súp mì gà Select Harvest đã được tưởng tượng ra trong chiến dịch Select Harvest. Không cần phải nói gì thêm, hiện giờ Progresso đã bỏ xa Select Harvest.

Sau hơn 2 năm hứng chịu sự “tấn công” của đối thủ truyền kiếp Apple với chiến dịch miêu tả PC như một “gã nhà quê” còn Macintosh lại là một “anh chàng sành điệu”, Microsoft đáp trả hồi tháng 9 bằng những chương trình quảng cáo mà ước tính lên tới 300 triệu đô la Mỹ. Trong đó miêu tả Apple bằng một cụm từ “I’m a PC” (Tôi là PC).

Chiến dịch phản công của Microsoft đã biến những điều Apple cười nhạo trở thành tích cực: “Họ đã tạo nên hình ảnh về một thứ PC không có thật" - Giám đốc marketing của Microsoft ở Redmond, Washington, phát biểu “Nếu họ muốn nói đến PC ảo, thì chúng tôi lại muốn nói về PC thực thụ.”

Chơi dao rất dễ đứt tay

Các chiến dịch quảng bá có thể sẽ là một chiến thuật mạo hiểm nếu bị coi là quá tiêu cực, bởi bất kỳ sự chỉ trích nào đều có thể làm tổn hại đến nhãn hiệu đó giống như đã xảy ra với một ứng cử viên chính trị.

Một báo cáo Kiểm tra phản ứng của người tiêu dùng chỉ ra rằng khách hàng ”cảm thấy mệt mỏi với những cách thức quảng cáo công kích” và “mong muốn các thương hiệu nên làm cho sản phẩm tốt hơn, thay vì dùng hạ sách như vậy”.

Nói cách khác, nếu không thực hiện khéo léo, các chiến dịch quảng cáo này sẽ như con dao hai lưỡi tác động đến nhãn hàng của mình.

“Nếu tôi muốn xây dựng hình ảnh nhãn hiệu của mình thông qua đối thủ cạnh tranh thì tốt nhất là nên đưa thêm thông tin về nhãn hiệu của mình cùng thời điểm đó” ông Melançon thuộc tập đoàn Ito Partnership nói, hoặc chiến dịch quảng bá đó bị đánh giá là không công bằng hoặc miệt thị đối thủ của mình

Một cách đưa ra để tránh tình huống này là việc các công ty quảng cáo nên “chế” thêm vào quảng cáo tiêu cực một chút hài hước.

Đương nhiên, với một nhà phát triển thị trường bị kẻ khác tấn công vào tên tuổi của công ty thì cho dù quảng cáo ấy có hài hước đến mấy thì "đấy cũng chẳng phải là chuyện đáng để cười cả”.

“Tại thời điểm này, người tiêu dùng đang chờ đợi những bài học lớn và những giá trị đích thực” – phát ngôn viên của Starbucks ở Seattle cho hay.

Rất nhiều công ty sử dụng các chiến dịch mang tính chất so sánh, tuy nhiên những chiến dịch đạt hiệu quả cao cần phải đáng tin cậy cũng như có tính xác thực. Ông này cho biết thêm: “Nếu dữ kiện bạn đưa ra sai hoặc giọng điệu khiêu khích, hoặc giả như bạn đang cố đưa ra một thông điệp mà người tiêu dùng không đón nhận, thì bạn đang tạo cơ hội phản công cho chính đối thủ của bạn.”

Nói cách khác, một quảng cáo của Dunkin" Donuts mà thách thức Starbucks theo cách mà khách hàng coi là không thỏa đáng, có thể sẽ mang lại lợi thế cho chính Starbucks.

Theo Vietnamnet
Đọc thêm »

Nghệ thuật quảng cáo ấn tượng

Mục quảng cáo này giá bao nhiêu? Một trăm nghìn ư? Chúng ta sẽ đốt tiền một cách vô ích thôi! – một vị giám đốc kêu lên khi nhìn vào ngân sách quảng cáo. Và có lẽ điều đó đúng. Người tiêu dùng đã học được cách bảo vệ mắt và tai trước những lời quảng cáo có cánh. Vì vậy, khi các nhân viên quảng cáo mang đến trình cho bạn maket của các chiến dịch sắp tới, hãy cân nhắc xem liệu những maket này có thể xuyên thủng hàng rào phòng vệ của người tiêu dùng hay không?


Hãy nói cho tôi biết, ánh mắt của bạn có dừng lại trên tựa đề của bài báo này hay không? Bạn bắt đầu suy nghĩ, điều gì mà mọi người có ba mà mình lại có năm? Nếu đúng như thế thì bạn đã sa vào một stopper (tên gọi của một công cụ quảng cáo mà trong tiếng Anh có nghĩa là “dừng lại”). Khi bạn yêu cầu bộ phận marketing thực hiện quảng cáo “đụng chạm người tiêu dùng” thì chắc hẳn đó cũng chính là điều mà bạn đang mong đợi. Tất nhiên, nếu như bạn không muốn điều gì đó mạnh hơn, khủng khiếp hơn. Khi đó, câu chuyện đã chuyển sang shocer (nghĩa là công cụ gây sốc). Đây cũng là một phương pháp làm quảng cáo, nhưng ở cấp độ mạnh hơn, nó mang lại cho người ta một cú sốc, một cơn chấn động, một thắc mắc mơ hồ.  

Stopper và đặc biệt là shocker được thiết kế để dùng cho các công ty sẵn sàng mạo hiểm. Vì rằng việc sử dụng không đúng cách phương pháp quảng cáo này có thể dẫn đến khả năng quay lưng lại của người tiêu dùng và sự phật ý của chính quyền. Nhiều chiến dịch quảng cáo gây sốc tại Nga cũng đã khiến chính quyền bối rối và thậm chí là khó chịu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp quảng cáo khác biệt nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Nhưng trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bản chất của phương pháp stopper và shocker. 

Quảng cáo Stopper      

Cơ chế nào đảm bảo sự chiến thắng của quảng cáo trước ý chí của con người? Chúng ta phải công nhận rằng, nhiều phản ứng tự nhiên của chúng ta không khác lắm với hành vi của đứa trẻ mới sinh ra. Trẻ sơ sinh là mô hình lý tưởng của người tiêu dùng. Phản ứng của chúng là phản ứng sinh lý thuần túy - không suy nghĩ, chỉ là cảm xúc. Ánh mắt của đứa bé đặt vào đâu khi thổi bong bóng ra giường? Các  thử nghiệm đã xác định rằng, đứa trẻ chỉ quan tâm đến ranh giới giữa tường và trần. Ở mức độ sinh lý, con người ngay từ nhỏ đã chú ý đến sự di chuyển của các dòng thông tin: trần nhà và tường, một thế giới có mẹ và vắng mẹ, mặt phẳng có tranh vẽ sặc sỡ và không có tranh. Còn người lớn cũng dễ dàng nhận ra sự đối lập, sự lồi lõm bất thường, sự giao thoa của hai bối cảnh, đoạn văn, ý tưởng khác nhau. 

Dựa vào sự đối lập trong thông điệp quảng cáo, chúng ta chia stopper ra ba loại: stopper cơ sở, stopper ngữ nghĩa và stopper năng động. 

STOPPER cơ sở

STOPPER cơ sở xuất hiện nhờ có sự đối lập của các yếu tố cơ bản trong đối tượng: 

  • Có đủ màu, hoặc thiếu màu (có chấm màu sắc tươi trên nền đen - trắng);
  • Có âm thanh và không có âm thanh ( “một phút im lặng” trong chương trình radio đang phát liên tục)
  • Kích thước phi chuẩn (các hình ảnh vượt ra ngoài khuôn khổ tấm bảng thường thu hút người xem)
  • Không gian không được lấp đầy (tờ báo trắng với chỉ một từ sẽ được nhiều người tò mò muốn đọc)
  • Đối tượng di chuyển.  
Như vậy, loại stopper đơn giản nhất đó là chấm màu. Tốt hơn nữa nếu nó di chuyển được. Ý tưởng cơ bản nhất của stopper đã nhàm chán đến mức người ta không còn dùng đến nữa, vì nó giống như một con rối đã bị đứt dây.  

Để các stopper này trở nên hiệu quả, giờ đây một bộ đồng phục sáng màu là chưa đủ mà cả “thân hình” của nó phải làm sao gây ra được hiệu ứng tốt, nói một cách ví von là phải làm sao để mọi thứ xung quanh phải “tốc mái lên”. Ví dụ, nếu nhìn thấy một người màu xanh trên phố, đầu tiên bạn nghĩ kẻ đó giống như người tâm thần, sau vài giây – hay là đoàn làm phim, còn câu trả lời cho câu hỏi “cái gì đây?” lại là mục tiêu của quảng cáo, điều mà các nhà tiếp thị mong đợi. 

Nhiều năm liên, stopper cơ sở là đối tượng quảng cáo ở ngay trên trang nhất: sách báo thiếu nhi, động vật và các nhân vật tiếng tăm. Tuy nhiên, ngày nay, điều này đã không còn đất sống. Hiệu quả của việc tham gia quảng cáo của những người nổi tiếng cho công ty mỹ phẩm đã không còn hiệu quả như mong muốn. Có thể chọc thủng sự thờ ơ, lãnh đạm của người tiêu dùng bằng một sự châm chọc thú vị nếu như tạo ra được một điểm ấn tượng nào đó. Ví dụ, bạn có thể thay khuôn mặt dịu dàng thường thấy của người nổi tiếng bằng hình ảnh đang nhăn mặt cau mày. 

STOPPER ngữ nghĩa

“Viện giải phẫu”.  Một trong những nguyên tắc phản xạ cơ bản của con người là sự bảo vệ cơ thể. Khi xem xét cảnh đánh lộn, té ngã, tai nạn, chúng ta co lại, làm như điều đó như là đang “tác động vào người mình”.  Bằng cách phản xạ, chúng ta gắn cảm giác của cơ thể với sự an toàn.
Vì vậy mà quảng cáo (bao gồm sự chia rời hay là mánh khóe tác động đến các cơ quan dễ bị tổn thương - mắt, miệng, đầu, tai, bụng, cơ quan sinh dục), “tấn công” mạnh nhất vào hệ thần kinh. Chiến dịch KURO của Công ty Pioneer là một ví dụ điển hình về loại quảng cáo này. 

Giác quan (tai, mắt) “là cơ quan bên ngoài”, còn thứ gắn vào cơ quan xúc giác  là lòng bàn tay và ngón tay. Thủ thuật này phá vỡ cảm giác của chúng ta về tính toàn vẹn của cơ thể, nó vô lý, nhưng khó quên.

“Phép nghịch hợp”. Một câu nói hay là một đoạn văn ẩn chứa mâu thuẫn bên trong. Tên gọi “tuyết nóng”, “thi thể sống”, “với con mắt nhắm tít rộng mở” và “một tuyệt tác bình thường” bám níu vào ý thức giống như là hình ảnh nghịch hợp trói ánh mắt lại. Phép nghịch hợp nhìn thấy là sự kết hợp của các yếu tố đối chọi nhau.

“Sự phá hoại thông minh”. Cách tiếp cận này là sự tấn công vào cơ chế bảo vệ xã hội. Ví dụ, ở một số nước việc nói tiếu lâm về vấn đề chính trị chỉ được sử dụng giữa bạn bè với nhau. 

Và còn vì sự vi phạm nguyên tắc “thân tình chính trị” trong quảng cáo  “thương mại” với  những khẩu hiệu và tiêu đề xấc xược đã gợi lên những cảm giác sợ hãi và khâm phục lẫn lộn. 

STOPPER năng động 

Quảng cáo kem đánh răng “Aqua tươi mát”, trong đó nhân vật đang nói về một cô gái tươi cười, nhưng cô gái này lại là bà nội của anh ta và có “hàm răng – còn nguyên như thuở ban đầu”, một câu nói được rất nhiều người nhớ đến. Stopper loại này gợi nhớ đến những mẩu đối thoại khác thường của những người theo đạo Phật hoặc Thiền. Sự khởi đầu truyền thống cũng chính là sự kết thúc bất ngờ, đảo lộn mọi thứ từ chân lên đầu. Ngày nay kiểu stopper này được coi như những câu khẩu hiệu trêu gẹo, khiêu khích, khêu gợi sự tò mò đồng thời thỏa mãn sự tò mò của “thượng đế”. 

Đầu tiên, trên các đường phố xuất hiện bảng quảng cáo với câu hỏi khác thường. Sau một thời gian, cũng tại vị trí bảng hiệu này xuất hiện câu trả lời. Trong khoảng thời gian đó, người xem vắt óc suy nghĩ, hỏi nhau xem đó là gì, dự đoán những việc tiếp theo, và đó là tất cả những gì mà nhà quảng cáo mong đợi. Một stopper tuyệt vời là pano quảng cáo phim “Tuần đêm”: ban ngày nó chỉ là một tên phim trên nền trắng, còn vào ban đêm, nhờ có hệ thống đèn màu, hình ảnh trở nên mờ ảo huyền bí.

“Ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ”. Một stopper mạnh có thể là sự sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ trong quảng cáo. Một cái nắm tay thật chặt hoặc nắm tay có ngón tay giữa duỗi thằng được coi là khiếm nhã và khiêu khích. Cơ chế bảo vệ của chúng ta không thể không phản ứng với các mối đe dọa thực sự này! 

“Hãy khiến tôi sốc - Tôi sẽ làm đảo lộn thị trường”

Quảng cáo gây sốc tác động còn sâu sắc hơn đến người tiêu dùng. Nó khuấy động tất cả sự sợ hãi, tất cả các tâm trạng tình cảm tiềm ẩn và bị cấm đoán trong chúng ta. Trong bản chất của nó luôn luôn có sự vi phạm những điều cấm kỵ. Chính vì thế nó khác với stopper khác. 

Hình thái cổ điển của quảng cáo gây sốc – quảng cáo do Olivero Toscani thực hiện cho hãng thời trang Benetton. Các tác phẩm của nhiếp ảnh gia khiêu khích này gắn liền với những vụ kiện tụng lớn ở Mỹ và châu Âu. Tâm lý của xã hội phù hoa đã bị nổ tung bới các tấm hình chụp các nữ tu sĩ hôn nhau,  những con ngựa đang giao phối, cơ quan sinh dục, thập ác trên lăng mộ. 

Nhưng nhờ đó mà Benetton thu được kết quả ngoài sự mong đợi: doanh số bán hàng tăng lên 10 lần, trong khi chi phí quảng cáo chỉ chiếm 4% thu nhập. Tuy nhiên, áp lực xã hội đã khiến Toscani buộc phải chấm dứt hợp tác với Benetton . Trong kinh doanh, ngay cả thiên tài cũng phải tuân thủ nguyên tắc. 

Và bộ phận marketing của bạn sẽ phải làm việc này. Chiến dịch gây sốc – đó là trò chơi trong vở “Wilhelm Tell” (người anh hùng của Thụy Sỹ ở thế kỷ XIII-XIV, đấu tranh vì độc lập dân tộc chống lại đế quốc Áo). Sai lầm nhỏ nhất là giết chết một thương hiệu, là bắt đầu có vấn đề với chính quyền, là doanh số bán hàng giảm mạnh. Nhưng với một ý tưởng thành công - chúng ta sẽ chỉ tốn một chi phí tối thiểu với nhiều mối liên hệ với người tiêu dùng, được biết đến nhiều hơn.

Nếu bạn cho rằng, mục tiêu biện hộ cho phương tiện thì hãy theo dõi sơ đồ hình thành quảng cáo sốc.

1. Lựa chọn chủ đề gây sốc.

Chủ đề cần phải là những điều bị cấm kỵ. Phương pháp lựa chọn truyền thống: Các hình thức tình dục khác nhau, biểu thị sự đả kích, cái chết nói chung, ngôn từ thô tục. 
Tại một số nước, quảng cáo gây sốc thường được sử dụng trong lĩnh vực xã hội. Ví dụ, trong thời gian tới, truyền hình sẽ trình chiếu một loạt clip quảng cáo đầy máu và chết chóc – những clip đóng vai trò huấn luyện cho các tài xế trong việc lái xe an toàn.

2. Thông điệp quảng cáo cần phải mang tính thẩm mỹ và tránh các chủ đề xấu

Trước thềm năm mới, một mạng lưới bán lẻ quyết định lôi kéo khách hàng bằng quảng cáo gây sốc. Anh tài xế đạp thắng gấp khi nhìn thấy trên bảng quảng cáo hình ảnh cái mông trần phụ nữ. Cái mông được thể hiện trên hai số không ở giữa của con số 2007. Quảng cáo này nằm trong chủ đề tình dục, chúng không được ăn ý lắm với nội dung. Mô hình không đủ tốt, hình ảnh không được chuyên nghiệp. Đối với khán giả, thay vì phải “thèm nhỏ rãi”, mẩu quảng cáo lại gây ra phản xạ buồn nôn. Để không còn lỗi tương tự như vậy, hãy để ý tưởng của mình qua phin lọc thẩm mỹ – biến cái xấu thành đẹp.

3. Hãy bảo vệ mình

Và bây giờ chúng ta tiếp cận với các hướng dẫn để giảm thiểu rủi ro khi quảng cáo gây sốc. Trong một số trường hợp cụ thể, các lời khuyên này cũng có ích đối với quảng cáo stopper.

Nói tóm lại, ý tưởng gây sốc cần phải được gò ép vào những điều “không” sau:    

  • Không đánh mất thương hiệu;
  • Không xúc phạm người tiêu dùng (xã hội);
  • Không phong tỏa việc tiêu thụ hàng hóa;
  • không tạo ra nhóm hội không mong muốn;
  • Không gây bất hòa giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền. 

Để có thể bảo vệ công ty mình, khi nghiên cứu ý tưởng sáng tạo, hãy tận dụng yếu tố gây sốc. Có thể sử dụng ba phương pháp giảm bớt rủi ro marketing:  

Ẩn dụ. Ví dụ quảng cáo rượu Absolut. Tất cả đều dễ hiểu và không gây ra tranh cãi.

  • Hình nộm. Giống như là “phân chia nhỏ ra”, nhưng rất tế nhị. Cái đầu hạnh phúc của giáo sư Douel (bi hài kịch của P. Smirnov dựa trên tác phẩm của nhà văn Nga A. Belyaev) đang cười nhẹ nhàng trên bảng quảng cáo. Có sốc, nhưng không có sự kinh tởm.  
  • Thẩm mỹ. Gây sốc không phải hình ảnh, mà là bản thân chủ đề kiêng kỵ.  
Người đàn bà béo ngồi trên bệ xí được nhìn nhận là thô bỉ, trong khi một người đẹp trong trang sức bằng vàng và đôi giày thời trang lại trông thật sành điệu.  

Chúng ta nhấn mạnh rằng, thực sự những quảng cáo stopper và sốc hiệu quả phải đả động đến những nhu cầu sâu kín của bất kỳ con người nào trong tình yêu, giới tính, an toàn, sức khỏe. Chúng hiện diện trên nỗi sợ hãi hoặc là mong muốn liên quan đến các nhu cầu này. 

Tiếp cận hạn chế 

Bây giờ bạn đã có tất cả mọi thứ để bắt đầu tự thiết kế một quảng cáo – quảng cáo sẽ được người ta để ý tới và ghi nhớ. Để làm được điều này, bạn cần phải phân loại các phương pháp đã nói ở trên, đồng thời ứng dụng với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho đến khi xuất hiện hình ảnh quảng cáo đúng cách.  

Trước khi quyết định quảng cáo kiểu này là cần cho sản phẩm của bạn, hãy xác định ai là khách hàng mục tiêu. Có lẽ, không đáng để tính đến thành phần bảo thủ trong xã hội. Khi đó ta sẽ phải lôi kéo ai? Ngày nay, quảng cáo gây sốc và stopper được sử dụng chủ yếu trong việc thúc đẩy thương hiệu cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng thực thụ đối với quảng cáo loại này lại là các cư dân “cổ cồn trắng”. Những người bị bó buộc trong văn phòng và lệ thuộc vào thời gian làm việc cùng các bản báo cáo lại thường tiếp nhận cách thức quảng cáo này một cách tích cực. Khi nhìn thấy ý tưởng bất ngờ của bạn, các nhân viên văn phòng này sẽ làm lây lan ý tưởng của bạn về cốt truyện, trích dẫn lên blog, gửi email cho bạn bè. Nếu như khám phá sáng tạo của bạn có cơ hội trở thành lời hay ý đẹp và trở thành giai thoại thì đó là nhờ công lao tiếp thị du kích của họ - những nhân viên cổ cồn trắng.

Và nên lưu ý: quảng cáo stopper và gây sốc không phải là một cây đũa thần biến quả bí rợ thành xe pha lê đầy tiền bạc. Tự nó không bảo đảm khả năng tăng doanh số bán hàng. Thật vậy, ngoài quảng cáo ra còn có hàng chục yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh số bán hàng: sự hiện diện của hàng hóa trong mạng lưới thương mại, người bàn hàng chuyên nghiệp, thậm chí là thời tiết hay vị trí của văn phòng. Các phương pháp stopper và gây sốc có thể tạo ra sự kinh ngạc, làm vui vẻ, dọa dẫm, thu hút sự chú ý – nhưng không nhất thiết Qlà phải bán hàng. Tuy nhiên, nó có thể lôi kéo khách hàng của bạn trong dòng thông tin bùng nổ của thế giới hiện đại.

Vì vậy, nếu như các nhân viên tiếp thị và quảng cáo của bạn nghĩ ra một stopper thiên tài, hãy ngay lập tức bắt đầu suy nghĩ cách để phòng bán hàng của bạn kéo được con mồi “lên bờ”.


< Theo Tạp chí quản lý công ty - ZHUK >
Đọc thêm »

Ambient marketing: sáng tạo không giới hạn

Bộ mặt của tiếp thị và quảng cáo đang thay đổi từng ngày. Trong khi người tiêu dùng đang nhàm dần với quảng cáo truyền thông, những người làm marketing lại tiếp tục tìm kiếm những cách thể hiện mới nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Phương pháp tiếp thị bao quanh (Ambient Marketing) đang trở thành lựa chọn ưa thích của những bộ óc sáng tạo.


Ambient Marketing

Tiếp thị bao quanh được hiểu là phương thức marketing sử dụng các phương tiện truyền tải phi truyền thông nhằm gây sự bất ngờ và chú ý của người tiêu dùng, từ đó tạo được sự kết nối đến nhóm khách hàng mục tiêu. Không như tiếp thị và quảng cáo truyền thôngt, Ambient marketing không bị hạn chế về không gian, hay hình thức thể hiện và các nhà quảng cáo thường sử dụng phương tiện sẵn có trong môi trường xã hội “bao quanh” nhóm khách hàng mục tiêu. Tùy thuộc sức sáng tạo của các marketer, mọi hình thức truyền thông có thể được huy động, từ những tuyến phố đông người qua lại, bến xe điện ngầm, vỉa hè, hệ thống thang cuốn trong siêu thị, xe buýt cho đến những vật dụng như túi xách, vé… Do đó, nhiều người coi phương thức truyền thông này là một dạng quảng cáo ẩn.

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh sự bảo hòa của các phương tiện truyền thông truyền thống, thì những yếu tố như sự gia tăng nhu cầu quảng cáo tại điểm bán hàng, khả năng thích ứng linh hoạt hay tương tác trực tiếp và chính xác các nhóm khách hàng mục tiêu cũng được xem là những nguyên nhân khiến Ambient media phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Vì có chi phí tương đối thấp nếu so sánh với các loại hình thức khác, do đó Ambient media là công cụ được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch marketing du kích.

Điều mấu chốt quyết định thành công của tiếp thị bao quanh phụ thuộc khả năng kết hợp được ý tưởng sáng tạo và những tính tóan phương tiện, địa điểm thích hợp. Cũng cần thấy rằng Ambient Marketing có xu hướng phát triển mạnh hơn ở những nước phát triển, nơi những ý tưởng trái với thông thường dễ được chấp nhận hơn. Mức độ thành công của sáng tạo phụ thuộc sự đón nhận của tâm lý xã hội, do đó tiếp thị bao quanh cũng giống con dao hai lưỡi và mỗi sai lầm đều có thể gây ra những phản ứng tiêu cực của người tiêu dùng. Ngoài ra, một số dạng Amnient marketing đòi hỏi công nghệ cao và sự chuẩn bị công phu, điều này cũng góp phần quyết định tại sao các nước tiếp thị vẫn là nơi hình thức tiếp thị này phát triển mạnh mẽ.

Trong thời đại thông tin bùng nổ, sự kết hợp giữa Ambient marketing với các hình thức khác như marketing truyền miệng có thể khiến hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo tăng lên mạnh mẽ. Một hình ảnh hài hước, kỳ thú trên đường phố được ghi lại và chia sẻ trên các mạng chia sẻ video và hình ảnh trực tuyến, trong các mạng xã hội, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thông tin càng bùng nổ, những ý tưởng độc đáo càng được chú ý, càng trở nên hấp dẫn.

Tại Việt Nam, Ambient Marketing vẫn là hình thức mới mẻ và chưa xuất hiện phổ biến, nếu có áp dụng cũng chỉ là những nhãn hàng nước ngoài như Heineken, Rexona…Các doanh nghiệp trong nước còn rất lạ lẫm với hình thức quảng cáo phi truyền thông này. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pháp lý của nước nhà còn quy định quá chặt chẽ với hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo ngòai trời nói riêng, phần khác cũng xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng vẫn còn khá gắn bó với những loại hình quảng cáo truyền thông (truyền hình, nhật báo, tạp chí…). Thêm vào đó, Ambient marketing cũng dễ gây ra những xung đột về văn hóa với người tiêu dùng Việt. Tương lai của loại hình quảng cáo mới mẻ này vì thế vẫn còn khá “mở” tại Việt Nam.

Theo Marketing
Đọc thêm »

Chiến lược thiết kế mới của Coca-Cola


Năm 2007, Coca-Cola giới thiệu trang web công cụ thiết kế nội bộ Design Machine, cho phép tất cả các chi nhánh trên toàn cầu có thể truy cập và trực tiếp điều chỉnh thiết kế,chiến lược marketing theo ý của khách hàng cho hàng trăm thương hiệu con với những hướng dẫn sẵn có trong thương hiệu mẹ. Cách làm này đã cắt giảm đáng kể thời gian tiếp cận với người tiêu dùng, một vũ khí chiến lược của các công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.


Với công cụ mới Design Machine,trong 12 tháng,Coca-Cola Enterprises, nhà phân phối và công ty đóng chai lớn nhất của Coke ở Mỹ đã tạo ra đến 700.000 mẫu lon theo ý của khách hàng và hy vọng có thể đưa ra thêm hơn 50% mẫu lon nữa trong năm tới nhờ vào trang web này. Cách đây năm năm, đội ngũ thiết kế phải mất vài tuần hoặc vài tháng để cho ra đời những mẫu lon  cũng như những trang trí trong cửa hàng. Hiện nay, chỉ cần một người ngồi tại bàn với máy tính văn phòng, truy cập vào trang web Design Machine để tìm kiếm các layout thiết kế phù hợp, chỉnh sửa lại hình ảnh và ngôn từ thích hợp từ bảy ngôn ngữ. Sau đó, chuyển tập tin này đến nhà máy in Coca-Cola những mẫu thiết kế đó sẽ đến cửa hàng ngay trong ngày.

Trang web Design Machine gồm hai phần: thư viện kỹ thuật số của thương hiệu và công cụ thiết kế sản xuất. Khi truy cập và trang web, đầu tiên những marketer của Coke trên toàn cầu vào phần thư viện kỹ thuật số tìm kiếm một mẫu thích hợp nhất theo thương hiệu; sự kiện (ví dụ có thể đánh vào ô tìm kiếm chữ “Olympic Bắc Kinh” hay “ngày 4.7”); hoặc hình thức muốn thiết kế (ví dụ, một nhãn dán hay một poster trưng bày trong cửa hàng). Sau đó, họ sử dụng công cụ thiết kế để chỉnh sửa theo ý mình đồng thời đặt logo của cửa hàng về mẫu thiết kế sẽ được trưng bày. Người sử dụng không cần phải đợi sự đồng ý bản thiết kế từ Coca-Cola mẹ vì những thông số thiết kế đã được cài sẵn trong designMachine đảm bảo cho ra những mẫu thiết kế cuối cùng phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu do đội ngũ thiết kế của trụ sở chính ở Atlanta thiết lập.

Công cụ thiết kế trực tiếp mới này đã giải quyết được bài toán hóc búa về thiết kế tại Coca-Cola: làm thế nào để những mẫu thiết kế vừa mang màu sắc và phong cách của mỗi địa phương nơi coke có mặt, vừa cân bằng chiến lược toàn cầu hóa của công ty. Hệ thống thiết kế Design Machine này không chỉ cho phép Coca-Cola có thể kiểm soát được thương hiệu của mình trên toàn cầu mà còn giúp các thương hiệu của Coke thích ứng với địa phương một cách hiệu quả.

Nigel Hollis, nhà phân tích chiến lược toàn cầu của Millward Brown một công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn thương hiệu, nhận xét: “Thách thức lớn nhất cho cácnhãn hàng là phải đảm bảo mọi người hiểu rõ những đặc trưng của chính hãng. Đồng thời, họ phải tạo được sự gần gũi, tiếp cận và thích ứng bản sắc riêng đó vào mỗi nền văn hóa địa phương.

Theo Marketing
Đọc thêm »

Thương hiệu bia hàng đầu thế giới: "Chỉ có thể là Heniken"

Loại bia ra đời có hương vị đậm đà, khó quên và luôn bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trong các cuộc thử nghiệm mù về hương vị giữa các lọai bia và trong số những người tham gia thử Heineken trong năm 2003, 90% cho biết họ sẽ chọn lại Heineken.

THỊ TRƯỜNG

Phần lớn dân Anh rất thích bia lager. Kể từ thập niên 70, khi bia lager đặt chân vào vương quốc này, thị trường dành cho bia lager đã phát triển nhanh đến mức chóng mặt. Theo số liệu của Datamonitor, 68% bia được tiêu thụ tại Anh là lager, con số này dự kiến sẽ lên đến 73% trong năm 2007.

Khi bia lager dần chiếm được vị trí hàng đầu trong lựa chọn của dân Ăng-lê, thị trường dành cho loại bia này cũng được phân cấp thành standard, premium và superstrength, dựa theo nồng độ cồn trong bia. Trong số này, phân khúc thị trừơng của bia hạng premium là phát triển nhanh nhất. Mặc dù cả thị trừơng bia nói chung đang giảm 2% hàng năm do sự xuống dốc của các loại bia nặng, bia lager premium vẫn tăng trưởng đều đều ở mức khoảng 6% mỗi năm.

Sự phát triển của bia lager không chỉ là do đóng góp của quảng cáo mà còn do sự chuyển đổi từ các quán rượu sang quán bar và câu lạc bộ. Chính những thay đổi này đã mang lại lợi thế cho các thương hiệu bia lager premium nào có được hình ảnh tốt đẹp và dẫn đến sự gia tăng trong doanh thu của các loại bia lager premium đóng chai, một điều rất hấp dẫn đối với số lượng khách hàng nữ giới đang gia tăng ngày nay.

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Trong nhiều năm qua, Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và là một biểu tượng trong ngành. Trong một thị trường mà các loại bia địa phương luôn được hưởng nhiều sự ưu ái, Heineken không chỉ chiếm trọn cảm tình của Châu Âu mà còn được ưa chuộng trên toàn thế giới, trở thành thương hiệu bia hàng đầu, và được xem là loại bia nhập khẩu số 1 tại Mỹ.

Bia Heineken có mặt khắp mọi nơi và hãng Heineken NV sở hữu đến 110 nhà máy sản xuất bia tại hơn 60 quốc gia, khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm.

Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá 2.4 tỉ USD và gia tăng 6% giá trị từ năm 2002-2003.

Vị thế vững mạnh chính là yếu tố quan trọng nhất vì năm 2003 là cực kỳ quan trọng đối với Heineken trong thị trường chủ chốt ở Anh. Với hai sản phẩm Heineken Cold Filtered và Export rút ra khỏi thị trường Anh, Heineken hầu như phải quay lại vạch xuất phát để tiếp thị cho sản phẩm bia premium nồng độ cồn 5% vốn rất quen thuộc trên toàn thế giới nhưng vẫn còn xa lạ tại Anh. Điều này đồng nghĩa với việc phải phân phối lại từ đầu và thời gian chờ đợi để các sản phẩm cũ được tiêu thụ hết trên thị trừơng đồng nghĩa với việc Heineken phải chấp nhận một đợt giảm doanh thu ngắn hạn.

Chiến dịch PR hỗ trợ cho đợt ra mắt lại của Heineken có sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng ở Anh như Zoe Ball, Ronan Keating, Holly Valance và Johnny Vegas được thay đổi diện mạo bởi nhiếp ảnh gia Rankin, tốn hết 1.5 triệu bảng và được trao giải thưởng cao quý PR Week Awards.

Tại các quán rượu và bar, Heineken có doanh thu cao thứ nhì trong số các bia lager chỉ sau 9 tháng xuất hiện trên thị trường. Các loại bia Heineken đóng chai và lon cũng rất thành công và Heineken được ADSA xếp vào “Beer Category Launch of the year” và chiếm 3 giải thưởng về PR, bao bì và quảng bá qua radio của giải thưởng hàng năm của tạp chí Grocer cho quảng cáo và tiếp thị.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Đựơc chế biến lần đầu tiên vào năm 1870 tại Amsterdam, thương hiệu Heineken được chính thức chào đời vào năm 1873, khi Gerard Adrian Heineken thành lập nên Heineken & Co. sau khi đã tiếp quản cơ sở sản xuất bia De Hooiberg ở Amsterdam.

Năm 1887, một nhà máy mới được xây dựng ngay bên ngoài thành phố cổ này. Đến năm 1988, nhà máy ngừng hoạt động và từ đó trở thành Heineken Experience, một trong những địa điểm du lịch rất thu hút tại Hà Lan. Năm 1975, nhà máy mới tại Zoeterwoude , Hà Lan đi vào hoạt động. Đây là nhà máy sản xuất bia lớn và hiện đại nhất Châu Âu lúc bấy giờ.

Alfred Heineken, cháu nội của nhà sáng lập, gia nhập vào năm 1942 và biến Heineken từ một cơ sở sản xuất đơn thuần thành một doanh nghiệp gần gũi với khách hàng. Chính Alfred là người đã đưa ra chủ trương xuất khẩu bia ra toàn thế giới, khởi đầu cho việc mở rộng của Heineken trên toàn thế giới. Trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến, Heineken được xuất khẩu sang Pháp, Bỉ, Anh, Tây Phi và Indonesia. Năm 1933, Heineken trở thành loại bia ngoại đầu tiên được nhập khẩu vào Mỹ sau khi lệnh cấm sản xuất bia rượu được bãi bỏ.

Heineken bước vào thị trường Anh năm 1961, khi ký hợp đồng hợp tác với tập đoàn sản xuất bia Anh Whitbread & Co. . Năm 1969 hãng cấp giấy phép chế biến bia Heineken ngay tại Anh, vì vào thời điểm ấy, người Anh chuộng bia nhẹ hơn là bia lager. Heineke đã tạo ra một loại bia mới nhẹ hơn so với bia Heineken thông thường và đặt tên là Heineken Cold Filtered. Loại bia này có bao bì khác so với bia Heineken truyền thống và được bán với giá thấp hơn để khách hàng không bị lầm lẫn.

Quyết định thay thế Heineken Cold Filtered và Export tại Anh năm 2003 bằng loại bia sản xuất tại Hà Lan đánh dấu sự kết thúc của mối liên hệ giữa Heineken NV và Whitbread & Co. nhưng lại là mở ra một thời đại mới cho thương hiệu Heineken.

SẢN PHẨM

Loại bia Heineken có mặt tại Anh ngày nay cũng giống như bia Heineken có mặt tại khắp nơi trên thế giới, được chế biến tại Hà Lan bằng công thức truyền thống từ 1873. Bia được chế biến với nồng độ ABV 5%, sử dụng nước tinh khiết, lúa mạch đựơc chọn lọc kỹ lưỡng và ướp hoa bia. Chính nhờ vào loại men đặc biệt Heineken “A-yeast” đã mang đến cho bia Heineken một hương vị đặc trưng độc đáo. Men này được cất kỹ tại Thụy Sỹ và cung cấp cho 110 cơ sở sản xuất bia Heineken hàng tháng.

Loại bia ra đời có hương vị đậm đà, khó quên và luôn bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trong các cuộc thử nghiệm mù về hương vị giữa các lọai bia và trong số những người tham gia thử Heineken trong năm 2003, 90% cho biết họ sẽ chọn lại Heineken.

Chất lượng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu và Heineken luôn đảm bảo rằng sản phẩm của mình được chế biến ở điều kiện chuẩn nhất. Khí CO2 được ứng dụng trong pha chế bia luôn là tinh khiết để đảm bảo cho bia luôn mang một hương vị thuần khiết nhất.

Về mặt bao bì, Heineken cũng bỏ xa các đối thủ của mình với nhiều loại bao bì và kiểu chai tiện lợi với nhiều dung tích khác nhau trong dạng lon và chai.

NHỮNG CẢI TIẾN GẦN ĐÂY

Thay đổi lớn nhất và quan trọng nhất đối với Heineken tại thị trường Anh xảy ra vào tháng 3/2003, khi Heineken NV và Whitbread khẳng định rằng giấy phép sản xuất, tiếp thị và phân phối Heineken tại Anh sẽ hết hiệu lực khi hợp đồng kết thúc vào năm 2003. Heineken NV sẽ lấy lại sự kiểm soát việc tiếp thị và phân phối Heineken ở Anh sau đó. Vì thế, kể từ tháng 2/2003, Heineken Cold Filtered và Heineken Export sẽ biến mất sau 34 năm hiện diện tại Anh.

KHUYẾN THỊ

Tại Anh, Heineken là một trong những thương hiệu lâu đời và nổi tiếng nhất. Heineken có một vị trí đặc biệt trong tâm trí người tiêu dùng nhờ vào những chiến dịch quảng cáo có thể được liệt vào hàng kinh điển trong thập niên 80 và 90. “Heineken refreshes the parts other beers cannot reach” là một trong những chiến dịch quảng cáo kéo dài nhất và nổi tiếng nhất trong ngành quảng cáo ở Anh. Bên cạnh đó, Heineken còn giành được nhiều giải thưởng quảng cáo nhờ vào tính hài hước dễ mến, điển hình là “The water in Majorca don’t taste like like what it oughta.” Thành công của những quảng cáo này đã là nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng của Heineken trong thập niên 80.

Quyết định thay thế Heineken Cold Filtered và Export bằng Heineken Premium tại Anh trong năm 2003 đã phải nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ tiếp thị tại Heineken một lần nữa.

Thông điệp chính cho đợt giới thiệu lại sản phẩm lần này rất đơn giản: “Bia Heineken cũ sắp ra đi và được thế chỗ bằng Heineken Premium 5%”. Những yếu tố chính được truyền đạt qua PR với thông điệp “Heineken đã thay đổi”, thể hiện một cách sống động qua một chiến dịch với sự giúp đỡ của nhiếp ảnh gia hàng đầu Rankin. Ông đã chụp hình 7 ngôi sao nổi tiếng nhất ở Anh và thay đổi từng gương mặt với nhau để diễn tả thông điệp chính của chiến dịch. Ví dụ như gương mặt của siêu người mẫu Jodie Kidd được dần dần chuyển sang một tay ganster sừng sỏ hay ca sĩ R&B bảnh trai Craig David hoá thành một rocker chính hiệu.

Các báo như The Sun và The Mirror đã dành ra những trang bài và hình ảnh sau khi những bức ảnh quảng cáo của Rankin đựơc công bố. Bên cạnh đó Channel 4 cũng phát sóng một phim tư liệu dài 30 phút với mọi thông tin chi tiết về chiến dịch này từ khởi đầu cho đến kết thúc. Tổng cộng đã có 1.5 triệu bảng Anh đã được đầu tư vào công tác PR chỉ trong vòng 2 tuần.

Giai đoạn kế tiếp của chiến dịch là khi tung ra sản phẩm trên thị trường, được dựa vào ý tưởng cho các két bia Heineken “nhảy dù” xuống nuớc Anh. Các poster quảng cáo ngoài trời được hỗ trợ thêm bởi sự góp mặt của những chiếc xe tải kéo theo xe hơi rõ ràng đã bị các két bia Heineken “hạ cánh” xuống. Những “đội quân” hỗ trợ này đi diễu hành khắp các đường phố trung tâm và đi đến cả những nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như cuộc thi London Marathon.

Một chiến dịch khác nhằm củng cố lại chất lượng hàng đầu của Heineken được dựa trên ý tưởng “Heineken đã được kiểm nghiệm trên khắp các đường phố ở mọi nơi trên thế giới và chắc chắn rằng Heineken là lựa chọn đúng đắn nhất dành cho bạn” được thể hiện qua nhiều hình ảnh cho dân chúng ở Anh thấy rằng bia Heineken được yêu mến thế nào trên toàn thế giới.

Những quảng cáo này bao gồm “Dutch tolerance test” (bài kiểm tra sức chịu đựng của dân Hà Lan) cho thấy người dân xứ hoa tulip có thể dễ chấp nhận mọi việc như thế nào trừ khi chứng kiến người khác chọn một loại bia không phải là Heineken. Hay một đoạn quảng cáo khác về “Swiss neutrality test” (bài kiểm tra khả năng giữ thế trung lập của người Thụy Sỹ) cho thấy người dân nước này sẵn sàng dẹp bỏ bộ mặt ôn hoà, thậm chí khơi màu chiến tranh khi đụng đến bia Heineken của họ.

Để tạo cho mình vị thế hàng đầu, Heineken tiếp tục với các chương trình tài trợ và sử dụng đây như một nền tảng giúp thương hiệu tạo dựng được sự tín nhiệm và khiến người khác muốn uống thử Heineken. Một trong những sự kiện quan trọng của năm 2003 là Heineken Cup, giải đấu rugby uy tín của Châu Âu và Cúp rugby thế giới, một trong những sự kiện quan trọng đối với Heineken nhờ vào bảng vàng thành tích của đội tuyển Anh tại giải này bao lâu nay. Trong năm 2004, Heineken sẽ tập trung vào những sự kiện quan trọng khác sau khi công bố sự liên kết giữa Heineken UK và Hiệp hội Olympic của Anh, cùng hướng đến Thế vận hội Athens 2004.

GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

Kể từ khi thành lập vào năm 1873 cho đến nay, thương hiệu Heineken luôn được xem là đồng nghĩa với chất lượng, không chỉ trong hương vị bia mà còn ở các mối quan hệ kinh doanh, trong công việc cũng như trong tư tưởng tiến bộ.

Một trong những giá trị quan trọng khác được thể hiện qua sự khát khao học hỏi những kinh nghiệm mới, tự tin cởi mở, năng lực và sự sành điệu. Đây cũng là những yếu quan trọng nhất góp phần định vị và phân biệt thương hiệu Heineken trên thị trường.

Bên cạnh đó, thương hiệu Heineken cũng cổ vũ cho tinh thần nhiệt tình hăng hái. Ngoài ra Heineken luôn có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng và với những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.

Kết hợp với những giá trị trên còn là quan điểm của Heineken, được miêu tả là thân thiện, hay tìm tòi học hỏi, thông minh và hài hước. Những nét đặc sắc này đã góp phần mang lại thành công cho Heineken cả về mặt xã hội lẫn kinh doanh.

NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ HEINEKEN
  • Heineken xuất khẩu bia nhiều đến nỗi hãng trở thành khách hàng lớn thứ nhì trong vận tải xuyên Đại Tây Dương, sau quân đội Mỹ.
  • Năm 1886, Dr Eilon, học trò của Louis Pasteur phát triển thành công Heineken “A-yeast” - men bia đặc trưng của Heineken vẫn còn được ứng dụng trong công nghệ sản xuất bia ngày nay của Heineken và giúp mang lại cho các sản phẩm của Heineken một hương vị riêng độc đáo.
  • Bia Heineken được pha chế theo một phong cách riêng, đặt trong các thùng nằm ngang, làm cho bia luôn có một hương vị đặc trưng.
  • Số lượng bia lon được Heineken sản xuất trong năm 2002 có thể xếp thành vòng xung quanh trái đất 35 lần.
  • Heineken sản xuất 620,000 lon bia/giờ.

Nguồn Superbrand (được sưu tầm bởi LANTABRAND)


Đọc thêm »

Quy trình marketing truyền khẩu



Trong thời đại công nghệ thông tin, khách hàng phải nghe rất nhiều thông điệp gởi từ các nhà sản xuất khác nhau qua các phương tiện truyền thống như báo chí, truyền hình, truyền thanh, internet, email…và kết quả là họ không thể nhớ và cũng không muốn nhớ các thông điệp đó.
Khách hàng ngày nay cũng quá bận rộn với công việc gia đình, bạn bè của họ. Do đó cách truyền thông điệp và quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay được xem là phương pháp truyền miệng. Sau đây là quy trình Marketing truyền khẩu:
Quy trình marketing truyền khẩu
“Bạn đã có ý tưởng để sử dụng marketing truyền khẩu chưa? Xuất phát điểm của một chiến dịch marketing truyền khẩu thành công là một chủ đề hay, cuốn hút khách hàng quan tâm và bàn bạc…”. Ngày nay, dân marketing đã tạo hẳn một môn chuyên nghiên cứu về hiệu quả của marketing “truyền khẩu”. Thậm chí một hiệp hội về marketing truyền miệng đã ra đời, đó là Word of Mouth Marketing (WOM) Assocation dành cho dân marketing chuyên nghiệp. Để đạt được kết quả tốt nhất, một chiến lược chu đáo phải được vạch ra.
- Marketing đến những người tác động:
Cộng đồng nào cũng có những người tác động. Dù trong lĩnh vực điện tử hay thời trang, những người tác động là những người đi đầu trong mọi xu hướng mới. Họ không chỉ biết nhà hàng nào có đầu bếp “xịn”, cửa hàng nào bán giày thể thao đẹp, họ còn rất vui khi hô hào bạn bè, người quen cùng thử.Vậy làm sao để tìm ra họ và để họ giới thiệu về sản phẩm cũng như việc kinh doanh của bạn? Hãy khuyến khích khách hàng cho ý kiến trên website của công ty. Sau đó, xác định những người tham gia năng nổ nhất và mời họ trở thành một phần của nhóm những người tác động. Họ có quyền biết về thông tin hoặc dùng thử những dịch vụ cũng như sản phẩm mới. Một cách khác là có thể lọc ra những tổ chức hay nhóm người mà những thành viên sẵn sàng tiếp thu thông điệp từ bạn và từ đó tìm ra những người tác động trong số họ. Ví dụ, nhà sản xuất của một gien làm cho nước uống có mùi vị, để xây dựng một thông điệp về sản phẩm, đã đưa ra cho người dùng cách uống nhiều nước mỗi ngày như thế nào để tốt cho sức khỏe mà không cần đường hóa học cũng như hóa chất nhân tạo. Công ty đã gửi những mẫu sản phẩm cho các chuyên gia dinh dưỡng để cung cấp cho khách hàng của họ. Thống lĩnh trong quan hệ công chúng Thông tin trên báo chí thường được tin cậy hơn thông điệp mà khách hàng nhận được từ quảng cáo. Và PR đóng vai trò quý giá trong chiến dịch marketing truyền miệng. Luôn có những bài viết và hàng ngàn website của công chúng nói về mọi thứ. Vì vậy, việc chúng ta làm bây giờ là tìm ra những người đứng đầu trong việc biên tập hoặc tìm đến phóng viên viết về thị trường mà bạn đang tham gia kinh doanh. Chuẩn bị thông điệp hoặc những câu chuyện sẽ làm họ chú ý và gửi cho họ dưới dạng thông cáo báo chí. Bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi email nếu cần thiết. Những điểm tin từ giới truyền thông rất quan trọng. Chỉ một ghi chú nhỏ về sản phẩm mới hay hình thức phục vụ mới ra đời trên phương tiện truyền thông, dù làm mọi người bàn tán rất xôn xao. Họ có thể là những người gây ảnh hưởng, những người rất chăm chỉ cập nhật tin tức mới nhất từ blog cho đến tạp chí. Thông tin thường tự nó lan đi, ví dụ như một bài viết trên blog sẽ được đọc không chỉ một người.

- Gieo mầm thông điệp:

Bạn đã có ý tưởng để sử dụng marketing truyền khẩu chưa? Xuất phát điểm của một chiến dịch marketing truyền khẩu thành công là một chủ đề hay, cuốn hút khách hàng quan tâm và bàn bạc. Tiếp sau đó hãy tạo ra những phương tiện hỗ trợ giao tiếp, những cộng đồng trực tuyến qua việc thiết kế website, diễn đàn hay blog của công ty. Bạn cũng có thể gửi cho khách hàng những thứ mà họ có thể dễ dàng chuyển đến những người khác, một tin khuyến mãi hấp dẫn qua email chẳng hạn.
Ngoài email, blog và diễn đàn, một số công ty hiện đang tạo ra những trang web cuốn hút hàng ngàn khách hàng với những bộ phim trực tuyến, game o­nline. Với một chút vui vẻ, một chút hào hứng và một chút bí ẩn trong thông điệp xây dựng thương hiệu, marketing truyền khẩu chắc hẳn sẽ là một phương tiện hữu ích.
Theo DANGNHANH
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

Biểu tượng ngôi sao 3 cánh của Mercedes-Benz

Logo ngôi sao 3 cánh của Mercedes-Benz tượng trưng cho ước mong cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị ở khắp mọi nơi: trên mặt đất, dưới biển và cả bầu trời.
Hằng ngày, rong ruổi trên đường phố Việt Nam, chúng ta vẫn thường bắt gặp những chiếc ôtô sang trọng mang trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh hiên ngang. Hẳn cũng không ít người có những ấn tượng hết sức mạnh mẽ về nét thẩm mỹ mà logo đó mang lại. Đơn giản, thanh thoát, mang tính đối xứng cao và rất dễ nhớ, biểu tượng đó tự nó đã làm tròn vai trò là hình ảnh, là lời giới thiệu trân trọng nhất đến cộng đồng của một trong những hãng xe hơi danh tiếng trên thế giới, Mercedes-Benz.
Logo hình ngôi sao 3 cánh ngày nay của Mercedes-Benz.
Logo hình ngôi sao 3 cánh ngày nay của Mercedes-Benz.
Trở về lịch sử với những năm cuối thế kỷ 19, khi gửi cho người vợ thân yêu tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz, đã ghi vào đó dòng chữ "một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh". Và mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng. Năm 1909, hai người con trai của Gottlieb Daimler đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình, Daimler - Motoren - Gesellschaft.
Logo được thiết kế lại với tên Mercedes của Daimler.
Logo hình ngôi sao đầu tiên của Daimler.
Cũng trên nước Đức, cách Gottlieb 120 km và trước 7 năm, Karl Benz thành lập công ty Benz&Co năm 1883, và đến năm 1899 trở thành Benz&Cie. Chưa gặp nhau bao giờ, nhưng 2 người đã cùng đặt nền móng cho công nghiệp ôtô hiện đại.
Trước đó không lâu, một thương gia người Áo thành đạt tên Emil Jellinek đến thăm cơ sở sản xuất Daimler - Motoren - Gesellschaft và bày tỏ thái độ thán phục bằng cách mua 23 chiếc xe để phục vụ cho giải đua "Tour de Nice". Tất cả số xe này đều mang tên cô con gái cưng nhà Jellinek là Mercedes, và đã giành chiến thắng. Emil Jellinek tiếp tục mua thêm 36 chiếc xe nữa với điều kiện được thành lập các đại lý bán hàng tại một số nước, đồng thời Daimler cũng chấp nhận cho Emil Jellinek lấy tên Mercedes đặt cho 36 chiếc xe như một món quà nhân dịp sinh nhật lần thứ 10.
Logo hình ngôi sao đầu tiên của Daimler.
Logo của Benz&Cie.
Theo tiếng Tây Ban Nha, Mercedes có nghĩa là vẻ yêu kiều, duyên dáng và không hiểu do tài kinh doanh của Emil Jellinek hay do cái tên Mercedes gợi cho người mua hàng nhiều điều may mắn, chỉ trong một thời gian ngắn, 36 chiếc xe đã được bán sạch. Rất nhạy bén, Daimler phát hiện tính thương mại trong cái tên đó và đề nghị Emil Jellinek cho phép đặt tên Mercedes cho tất cả các sản phẩm.
Năm 1916, logo của Daimler - Motoren - Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngôi sao nhỏ và dòng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình tròn và 4 ngôi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình tròn khác. Năm 1923, logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như không còn. Trên thực tế, logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập.
Logo ban đầu của Mercedes-Benz.
Logo ban đầu của Mercedes-Benz.
Để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 20 của thế kỷ trước, Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập thành công ty Daimler - Benz AG (AG viết tắt của Aktiengesellschaft - công ty cổ phần) chuyên sản xuất ôtô. Logo của Daimler - Benz AG được thiết kế bằng cách kết hợp những đặc điểm nổi bật của hai logo Daimler - Motoren - Gesellschaft và logo Benz&Cie. Hình ngôi sao 3 cánh được giữ nguyên, tên của Mercedes và Benz được ghi ở trên đỉnh và đáy của hình tròn, hai cành lá đặc trưng của logo Benz&Cie và hình tròn màu đỏ máu của logo Daimler - Motoren - Gesellschaft không thay đổi. Năm 1926, Daimler - Benz AG đăng ký bản quyền thương mại và sau khi đổi tên công ty thành Mercedes - Benz, họ vẫn dùng logo này cho đến tận những năm 1990.
Năm 1996, Mercedes - Benz thiết kế lại logo sao đơn giản hơn, từ bỏ kiểu thiết kế hình ảnh kết hợp với tên công ty từ những năm 1920. Logo của Mercedes giờ đây chỉ còn hình ngôi sao 3 cánh nội tiếp trong một đường tròn. Trải qua gần 100 năm, ngôi sao 3 cánh đó vẫn tượng trưng cho những khát khao chinh phục của Gottlieb Daimler. 
                                                                                                             < vnexpress.net>
Đọc thêm »

Lịch sử thương hiệu Toyota

Cái tên Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản. Sau gần 7 thập kỷ phát triển, Toyota mới một lần duy nhất thay đổi logo của hãng.
Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Mẫu xe SA năm 1947-1952, động cơ 955cc, công suất 27 mã lực.
Mẫu xe SA năm 1947-1952, động cơ 955cc, công suất 27 mã lực.
Hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản.
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh.
Logo đầu tiên của Toyota.
Logo đầu tiên của Toyota.
Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.
Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, đất nước Nhật Bản hoang tàn và đổ nát. May mắn thay, những nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không bị bom nghiền nát. Điều đó giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản xuất những chiếc ôtô thương mại đầu tiên mang tên Model SA. Năm 1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập và đến năm 1956 là hệ thống phân phối Toyopet. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.  
Logo toàn cầu hiện nay của Toyota.
Logo toàn cầu hiện nay của Toyota.
Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc.  
<vnepress.net>
Đọc thêm »