ADS 468x60

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng.

Luôn nhớ rằng tất cả chỉ là bắt đầu...

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Luôn có người thắng và kẻ bại trong suy thoái

- Luôn có người thắng và kẻ bại trong suy thoái, DN phải "cảm nhận được nỗi đau của khách hàng để có chiến lược marketing phù hợp. - GS John Quelch nhấn mạnh tại Hội thảo "Quản lý Marketing trong thời kỳ suy thoái" do VietNamNet phối hợp với Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG HN) tổ chức sáng 29/3.

Cảm nhận nỗi đau của khách hàng

"Thầy phù thủy" Quelch đã lập tức hâm nóng hội trường bằng các ví dụ dí dỏm về thói quen mua sắm của khách hàng. Trong cuộc suy thoái ở Mỹ, những người bán thuốc aspirin đã "trúng quả" vì có quá nhiều người bị đau đầu về tài chính, hoặc những người làm nghề sửa giày, sửa máy tính lại "ăn nên làm ra" vì dân Mỹ không mua đồ mới mà tích cực sửa đồ cũ để dùng.
john quelch
GS. John Quelch trong một buổi bàn tròn trực tuyến với VietNamNet

Dù trong khủng hoảng, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm hoặc giảm cường độ mua sắm, nhưng những ví dụ của GS. John Quelch cho thấy dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn có "ánh sáng cuối đường hầm" nếu DN thực sự năng động và linh hoạt theo thời thế. Đặc biệt, lúc này khách hàng sẽ nhạy cảm hơn với giá cả, sẽ có sự so sánh kỹ lưỡng giữa các mặt hàng để tìm loại rẻ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đó cũng chính là cơ hội và thách thức để DN vượt lên trên đối thủ.

"Điều quan trọng là bạn phải "cảm nhận được nỗi đau của khách hàng" và hiểu thái độ của họ trong khủng hoảng. Từ đó, có sự phân nhóm khách hàng tuỳ theo hành vi tiêu dùng của họ", GS. John Quelch chia sẻ.
Trong khủng hoảng, DN cần linh hoạt trong tiếp cận khách hàng. Ảnh: BSA

Nhóm khó tiếp cận nhất là nhóm "phanh kít" (slam on the brakes), gồm những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc suy thoái, dẫn tới quyết định cắt giảm, thậm chí dừng hẳn các hoạt động mua sắm. Mặc dù khách hàng thu nhập thấp là nhóm đối tượng chính của phân khúc này, nhưng những người thu nhập cao cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nhóm thứ hai là những người "đau đớn mà vẫn kiên nhẫn" (pained but patient). Họ cũng bị ảnh hưởng bởi suy thoái nhưng lại có niềm tin vào triển vọng kinh tế trong dài hạn. Họ lạc quan rằng kinh tế sẽ hồi phục nhưng trong ngắn hạn, họ vẫn sẽ điều chỉnh thái độ mua sắm.

Nhóm thứ ba là những người "khá thoải mái" (comfortably well-off). Họ có khả năng tài chính vững vàng trong khủng hoảng nên vẫn giữ mức chi tiêu gần như cũ, mặc dù cũng có sự chọn lọc hơn.

Nhóm cuối cùng là "sống cho hôm nay" (live for today) gồm những người vẫn chi tiêu như cũ và hầu như chẳng bận tâm về tiết kiệm Nhóm này thường rơi vào những người trẻ tuổi ở thành thị, những người vẫn hàng ngày đi quán bar gặp gỡ bạn bè, chi tiêu thoải mái, cho tới khi... mất việc làm.

Nhưng dù rơi vào nhóm nào thì các khách hàng cũng luôn có sự ưu tiên cho tiêu dùng bằng cách phân loại sản phẩm hay dịch vụ thành bốn loại: thiết yếu, cần cân nhắc, có thể trì hoãn và không cần thiết.

Trong khủng hoảng, ngoại trừ nhóm "live for today", các nhóm còn lại đều có xu hướng đánh giá lại và phân loại các nhu cầu tiêu dùng.
tiếp cận khách hàng, khủng hoảng
Trong khủng hoảng, DN cần linh hoạt trong tiếp cận khách hàng. Ảnh: BSA

Đừng hoảng loạn, đừng tự làm "mất giá"

Có rất nhiều cách để DN cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, nhưng theo GS Quelch thì cạnh tranh về giá chỉ là giải pháp cuối cùng. Thậm chí đôi lúc phải hy sinh cả những khách hàng chỉ biết tìm kiếm giá rẻ. Đặc biệt, không thể nhượng bộ về chất lượng sản phẩm mà trái lại càng trong khủng hoảng, càng phải tìm cách đổi mới sản phẩm để chiếm lĩnh thị phần.
GS. John Quelch trong một buổi bàn tròn trực tuyến với VietNamNet.

"DN có thể có thêm một chính sách giá thứ hai dành cho nhóm khách hàng nhạy cảm với giá, nhưng vẫn giữ nguyên giá sản phẩm cũ", GS. Quelch nhấn mạnh.

"Chẳng hạn có thể làm một loại tủ lạnh bình thường, không có nhiều tính năng với giá rẻ hơn. Hoặc có thể cung cấp các sản phẩm đa năng. Nivea tổng hợp là loại mỹ phẩm bán rất chạy thời khủng hoảng bởi vì phụ nữ không đủ tiền để mua nhiều loại sản phẩm khác nhau".

Đồng thời, cũng nên giữ giá nhưng có nhiều khuyến mại hơn để kích cầu. Đó là biện pháp khôn ngoan vì đến khi hết khủng hoảng, DN không cần phải điều chỉnh giá lên (khiến khách hàng bức xúc) mà chỉ cần bỏ khuyến mại.

Cũng trong khủng hoảng, con người có nhu cầu gần gũi hơn với những gì thân thuộc nên lúc này các chiến dịch truyền thông nên nhằm vào các giá trị cốt lõi như giá trị của đồng tiền, bảo hiểm, sự tin cậy, bền vững, các đặc trưng của sản phẩm, về gia đình và bạn bè. Đặc biệt, trong khi kinh tế đang suy thoái, rất cần những thông điệp lạc quan để khách hàng cảm thấy được hưng phấn hơn.

Ngân sách cho các hoạt động truyền thông vẫn nên được duy trì, đặc biệt là các phương tiện có thể đo lường được như kỹ thuật số và truyền thông trực tiếp. Đồng thời, đẩy mạnh truyền miệng và tăng cường PR miễn phí.

"Đừng hoảng loạn, thấu hiểu khách hàng, tập trung vào những khách hàng tốt nhất và giúp họ vượt qua khủng hoảng, rồi họ sẽ "báo ơn" bạn bằng thị phần lớn hơn trong tương lai", GS. John Quelch đưa ra lời khuyên đối với các DN thời suy thoái.

Cuối cùng là, đừng quên một kế hoạch phát triển mới cho thời hậu khủng hoảng khi suy thoái kết thúc.
< Theo vef.vn - Tác giả: Lan Hương >
Đọc thêm »

3 màn hình "giết chết" marketing truyền thống?

< Theo vef.vn - Tác giả: BÙI XUÂN >
- Mạng xã hội đang làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng và cách thức làm marketing của các doanh nghiệp. Kỷ nguyên làm marketing truyền thống đang được thay thế dần bởi "marketing số hóa" với những công cụ mới được hỗ trợ từ sự phát triển của Internet.
Truyền thông xã hội đang trở thành một công cụ truyền thông marketing tích hợp quan trọng khi mà việc sử dụng mạng xã hội đang gia tăng mạnh trên phạm vi toàn thế giới.Đó là những nhận định của GS.TS George E.Belch trong buổi Hội thảo "Marketing tích hợp trong kỷ nguyên mới", do Khoa Marketing - ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội tổ chức mới đây.
Ông là chuyên gia tư vấn hàng đầu về chiến lược và lập kế hoạch marketing, quảng cáo và truyền thông marketing tích hợp (IMC) cho các tập đoàn lớn như Whirlpool, Xerox, Intuit..., GS.TS George E.Belch, Trưởng khoa Marketing Trường Đại học San Diego, Mỹ.

marketing truyền thống,3 màn hình
3 loại màn hình đang trở nên quan trọng với người tiêu dùng đó là ti vi, máy tính cá nhân và thiết bị di động.
Ông đã có một tuần làm việc với tập thể các giảng viên của Khoa, nói chuyện với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm giới thiệu những vấn đề mới, cốt yếu trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình truyền thông tích hợp (IMC), phân tích sự thay đổi có tính chất cách mạng về bản chất và vai trò của marketing trong kỷ nguyên mới.
Mạng xã hội "vươn vai"
Theo GS. George E.Belch, cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của người tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ. Nhà nghiên cứu cho rằng người tiêu dùng ngày càng dành ít thời gian hơn cho các phương tiện truyền thông truyền thống. Vì vậy, ảnh hưởng của quảng cáo đại chúng đến người tiêu dùng ngày càng giảm.


Trang mạng xã hội Facebook tính đến nay mới 5 năm hoạt động nhưng đã có một mạng lưới gần 600 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, riêng tại Mỹ đã có 120 triệu người sử dụng. Trong số đó, hơn 50% người truy cập Facebook hàng ngày và 41% trong số họ là những người giới thiệu sản phẩm ưa thích đến với bạn bè.
Các dạng truyền thông xã hội phổ biến tại Mỹ hiện nay là các website mạng xã hội (Facebook, Twitter), các trang chia sẻ tác phẩm sáng tạo: video (Youtube), ảnh (Flick), nhạc (Jamendo), Blog hỗ trợ người sử dụng (Cnet.com), các trang web mạng lưới kinh doanh (Linkedin), website cộng tác (Wikipedia), cộng đồng thương mại điện tử (Ebay, Amazon).
Số liệu thống kê của mạng xã hội cũng cho thấy có khoảng một triệu doanh nghiệp có hồ sơ trên Facebook và số lượng các doanh nghiệp tham gia trang mạng xã hội này vẫn tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp tham gia Facebook trong năm 2010 đã gấp đôi số các doanh nghiệp năm 2009 có mặt trên trang mạng này.
Chi phí quảng cáo dành cho các phương tiện truyền thông xã hội ở Mỹ cũng tăng gấp 4 lần từ năm 2006 lên năm 2010, với doanh số hơn 4,2 tỷ USD trong năm 2010.
Những con số này cho thấy có sự thay đổi lớn trong vai trò của marketing hiện đại. Người làm marketing đang chú trọng nhiều hơn tới sự gắn kết khách hàng và tìm kiếm những cách thức để khách hàng gắn bó hơn với công ty hoặc thương hiệu của họ. Các công ty cũng ngày càng quan tâm tìm kiếm phương thức đo lường ảnh hưởng của các chương trình marketing tích hợp (IMC) một cách hiệu quả hơn.
3 màn hình quan trọng
GS. George E.Belch chỉ ra 3 loại màn hình đang trở nên quan trọng với người tiêu dùng đó là ti vi, máy tính cá nhân và thiết bị di động. Người tiêu dùng có xu hướng truy cập Internet bằng điện thoại di động nhiều hơn là bằng máy tính. Chính vì vậy, marketing di động đang ngày càng quan trọng và mở ra nhiều triển vọng đối với công tác làm marketing của các doanh nghiệp.
Với các công cụ hỗ trợ từ kỹ thuật số, các doanh nghiệp có thể tác động đến hành vi người tiêu dùng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Mọi người sử dụng công nghệ trực tuyến để chia sẻ nội dung, ý kiến, kinh nghiệm, quan điểm và truyền thông chính bản thân họ. Hơn nữa, chính người tiêu dùng còn sáng tạo, truyền bá và sử dụng phương thức truyền thông xã hội để giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ, con người và các vấn đề xã hội.
Không những vậy, cách thức sử dụng phương tiện truyền thông xã hội còn cho phép các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng theo cách khách hàng của họ ưa thích. Để gắn kết với khách hàng doanh nghiệp thường sử dụng một số phương pháp như tổ chức các cuộc thi, bình chọn trực tuyến, game trực tuyến, đề xuất ý tưởng...cho phép người tiêu dùng biết được người khác sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào.
Như một số khách sạn vẫn thường gửi thư điện tử cho các khách hàng đã đến nghỉ ở khách sạn để nhận xét, đánh giá về chất lượng dịch vụ và đưa những nhận xét đó lên website của mình để chứng minh sự công khai, minh bạch một trong chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khách sạn.
Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là một quá trình kinh doanh chiến lược được sử dụng để lên kế hoạch, phát triển, thực hiện và đánh giá các chương trình truyền thông thương hiệu hấp dẫn, đo lường được, được phối hợp hướng vào người tiêu dùng, khách hàng, nhân viên triển vọng và những đối tượng khán giả liên quan bên trong và bên ngoài, nhằm mục tiêu tạo ra thu nhập về mặt tài chính trong ngắn hạn và xây dựng giá trị thương hiệu trong dài hạn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, phương pháp này còn giúp khách hàng tương tác với những khách hàng khác cũng như với đại diện của công ty từ đó có những hỗ trợ thiết thực cho khách hàng. Đối với các nhà làm marketing đây là một phương thức tuyệt vời để định hướng vào khách hàng mục tiêu.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, tên tuổi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để giới thiệu các sản phẩm, dịch  vụ mới của mình. Tại World Cup 2010 tổ chức ở Nam Phi, hãng Nike đã xây dựng một chương trình quảng cáo 3 phút trên Facebook. Kết quả là ngay tại thời điểm đó đã có 3 triệu khách hàng quan tâm đến chương trình này của Nike tạo ra hiệu ứng lan chuyền lớn. Hay như hãng Ford cũng vừa giới thiệu dòng xe Fiesta Movement của hãng này thông qua các trang mạng xã hội.
Trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam, giáo sư George E.Belch nhận xét cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trẻ tuổi sẽ có lợi thế trong việc tiếp cận với các công cụ truyền thông kỹ thuật số. Họ sẽ là những nhà lãnh đạo của kỷ nguyên cách mạng truyền thông, do đó các dịch vụ marketing sẽ phát triển hơn khi thị trường có nhiều  người trẻ tuổi nắm được truyền thông số và tham gia các mạng xã hội ngày một nhiều hơn.
Marketing truyền thống 1 chiều đã lạc hậu
- Thưa giáo sư, sự phát triển của truyền thông số hóa như báo mạng, blog, mạng xã hội tác động như thế nào tới việc quảng cáo của các doanh nghiệp trên các phương triện truyền thông truyền thống như báo in, truyền hình?
GS. George E.Belch: Người tiêu dùng ngày nay đã có sự thay đổi nhiều trong đời sống tiêu dùng của mình. Họ tham gia vào quá trình làm marketing của doanh nghiệp. Do đó, marketing truyền thống một chiều ngày càng khó khăn. Thời đại web 2.0 giúp cho các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp hấp dẫn hơn khi có sự tương tác hai chiều giữa khách hàng và doanh nghiệp. Người tiêu dùng có thể chia sẻ với nhau cũng như với nhà sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, bên cạnh các phương tiện truyền thông truyền thống, các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng công cụ marketing mới là tất yếu. Hiện ở Mỹ tỷ lệ quảng cáo trực tuyến trên Internet chiếm khoảng 15% tổng doanh số quảng cáo của các doanh nghiệp. Tuy nhiên về con số tuyệt đối các doanh nghiệp chi cho hoạt động này là hàng tỷ USD và xu hướng này theo tôi vẫn còn tiếp tục gia tăng.
- Theo phản ánh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong lúc kinh tế khó khăn, một trong những chi phí thường được cắt giảm nhiều nhất là truyền thông marketing do đây là lĩnh vực khó "kiểm, đếm" được. Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Nếu không đo lường được, bạn không thể quản lý được hoạt động marketing. Trước đây, các hoạt động marketing truyền thống chủ yếu là một chiều, do đó đúng là khó lượng hóa được các kết quả của các chiến dịch truyền thông.
Người làm marketing luôn phải trả lời cho nhà quản lý đã chi tiêu ngân sách marketing hiệu quả chưa? Hiệu quả đầu tư marketing như thế nào? Chính vì vậy, sự phát triển kỷ nguyên số hóa đã mang đến cho marketing nhiều công cụ mới giúp họ có thể đo lường hoạt động này một cách hiệu quả. Như việc đăng tải một nội dung hoạt động của một doanh nghiệp có thể được đếm được với số lượng người truy cập, từ đó có thể đánh giá được thương hiệu của doanh nghiệp đã tác động đến đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.
Truyền thông marketing là một quá trình chiến lược giúp doanh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu trong dài hạn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong một giai đoạn nhất định của doanh nghiệp, việc cắt giảm chi phí cần dựa trên những chiến lược mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

9 mẹo nhỏ để viết quảng cáo hay nhất

Bạn muốn công việc kinh doanh của bạn mang lại nhiều lợi nhuận? Thế thì, còn chần chừ gì nữa, hãy viết những quảng cáo hiệu quả – đó chính là những con tàu chở vàng của bạn. Xin tiết lộ 9 bí quyết mà bạn nhất định phải biết khi viết quảng cáo.
quy tắc, mẹo nhỏ, marketing

1. Tiêu đề hấp dẫn

Ngôn từ trong tiêu đề quảng cáo quyết định hơn 70% sự thành công của quảng cáo. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải mất nhiều công sức cho việc này.

Mục đích chính của tiêu đề là thu hút sự chú ý của người đọc. Chính vì thế, tiêu đề của bạn phải đạt được mục đích này và tập trung vào các khách hàng tiềm năng.

Các khách hàng này muốn gì? Họ cần gì? Họ thích gì và không thích gì? Các khách hàng tiềm năng càng dễ nhận ra mình và nhu cầu cũng như nguyện vọng của họ khi đọc quảng cáo của bạn bao nhiêu thì họ càng nhanh chóng mua mặt hàng được quảng cáo bấy nhiêu.

2. Câu đầu tiên của bài quảng cáo cần phải nhấn mạnh đề tài quảng cáo

Nếu như trong tiêu đề, bạn đã hứa hẹn một phương thức kiếm tiền mới rất hiệu quả thì câu đầu tiên của quảng cáo phải hướng tới đề tài này, thôi thúc khách hàng quan tâm hơn nữa đến phương thức kiếm tiền trên.

3. Ngay sau đoạn quảng cáo đầu tiên, độc giả cần phải hiểu được bản chất của quảng cáo

Nói một cách khác, đoạn đầu tiên phải là nội dung cô đọng của cả bài quảng cáo. Không phải vô lý mà người ta cho rằng việc duy trì được sự quan tâm của độc giả trong suốt cả bài quảng cáo ngày càng trở nên khó hơn, trong khi doanh thu bán hàng thì lại vẫn phụ thuộc vào việc quảng cáo của bạn được đọc bao nhiêu lần.

Vì thế, đơn giản là bạn chỉ cần học cách rút gọn lại “câu chuyện” về hàng hoá hay dịch vụ thành một đoạn văn chỉ dài vài dòng. Vậy thì ở những đoạn sau, chúng ta sẽ viết gì đây?! Còn gì hơn nữa ngoài chính sản phẩm được quảng cáo, nhưng sẽ chi tiết cụ thể hơn.

4. Hãy chi tiết hoá, đừng đưa ra những thông tin chung chung

Bạn hãy cung cấp các thông tin chi tiết trong quảng cáo. Thay vì quảng cáo “Bạn hãy làm đầy hộp thư điện tử của mình bằng tiền mặt”, hãy viết “Bạn hãy nhận 355$ trong một ngày ở hộp thư điện tử của mình”. Bạn hãy đừng nói “Bí quyết kiếm tiền” mà hãy nói “Một người đàn ông 63 tuổi tiết lộ những cách thức kiếm tiền, giúp ông ta kiếm được 578 đô la trong một ngày!”

Thông tin chi tiết khiến cho quảng cáo của bạn giống như thật. Khi bạn nói chung chung, khách hàng tiềm năng của bạn có thể nghĩ “Ồ, lại là sự bịa đặt thôi mà” và thông tin chính xác trong quảng cáo của bạn sẽ khiến các khách hàng nghĩ: “Có lẽ, người ta đã tính toán chính xác rồi. Thế thì tại sao mình lại không thử xem thế nào nhỉ?”

Bạn nhớ đừng bỏ qua chi tiết sau: sự chi tiết hoá luôn luôn có sức thuyết phục hơn những câu từ chung chung. Hãy đọc kỹ bài quảng cáo của mình và hãy chi tiết hoá nó!

5. Hãy sử dụng những thông tin về chính bản thân mình

Ngày nay nhiều quảng cáo áp dụng nguyên tắc “Tôi cũng thế”, vì người tiêu dùng hay có xu hướng bắt chước các nhân vật trong quảng cáo. Nhưng bạn nên nhớ rằng nguyên tắc này lại là con dao hai lưỡi.

Việc lạm dụng nó đôi khi lại không mang lại hiệu quả mong đợi. Người tiêu dùng đã quá mệt mỏi và bị phản cảm. Vì thế bạn phải có một cách tiếp cận thật độc đáo.

Bạn là người cao tuổi? Là thanh niên? Bạn bị khuyết tật điếc? Khi còn ở ghế nhà trường, bạn chuyên bỏ học? Bạn chỉ mới học hết lớp 8? Hãy đừng ngần ngại sử dụng những thông tin về bản thân trong quảng cáo của mình.

Một người đàn ông bị hói đầu có thể viết quảng cáo như sau: “Đô la do một người đàn ông 57 tuổi hói đầu kiếm được mọc nhanh hơn tóc của một thanh niên trai tráng!” Thật là ấn tượng phải không bạn?

Bạn hãy tìm một điều gì đó khác người ở bạn và hãy sử dụng nó khi viết quảng cáo. Hãy cứ để mọi người biết được con người thực của bạn, như thế họ sẽ bắt đầu tin tưởng vào bạn và không phải chính niềm tin kích thích chúng ta mua hàng hay sao?

6. Hãy chú trọng đến lợi ích chứ không phải là những đặc điểm khác biệt của sản phẩm

Bạn cần phải tập trung quảng cáo vào lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại chứ không phải là những đặc tính của nó. Nếu bạn nghĩ rằng, lợi ích và đặc tính là một thì bạn đang mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đó.

Đặc tính của sản phẩm của bạn, đó là chất liệu làm ra sản phẩm, phương thức thanh toán… Lợi ích – đó là những gì mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Đặc tính chú trọng đến sản phẩm, trong khi lợi ích chú trọng đến người tiêu dùng.

Lợi ích chính là “Khách hàng sẽ kiếm ra được bao nhiêu tiền?”, “Khách hàng sẽ giảm được bao nhiêu cân?”, “Tóc sẽ mọc được dài đến đâu?”. Bạn cần phải viết những quảng cáo hướng đến người tiêu dùng, chứ không phải hướng đến sản phẩm, vì sự lựa chọn đối tượng của bạn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của chiến dịch quảng cáo.

7. Hãy sử dụng những lời giới thiệu hoặc những nhận xét tích cực

Dù cho lời lẽ quảng cáo của bạn có thuyết phục đến mức nào đi chăng nữa thì đa số đám đông vẫn không tin ngay nội dung của nó. Vì thế, hãy cho họ một thời gian để họ có thể tin tưởng bạn. Nhưng để không mất đi thời giờ quý báu của mình, hãy sử dụng trong quảng cáo những ý kiến nhận xét tốt về hàng hoá hoặc dịch vụ.

Mọi người thường có xu hướng tin tưởng những lời giới thiệu của những người không quen biết hơn là những người viết quảng cáo.

Việc có được những ý kiến này từ phía khách hàng dễ hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Bạn hãy chuẩn bị sẵn mẫu “Ý kiến khách hàng” (bắt buộc phải có chữ ký của khách hàng) và phát cho tất cả các khách hàng của bạn. Hãy để cho họ biết rằng, bạn quan tâm đến việc họ nghĩ như thế nào về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Sau khi khách hàng đã cung cấp cho bạn các ý kiến của họ, bạn hãy sử dụng chúng tối đa khi quảng cáo.

8. Hãy nhấn mạnh sự chú ý của người tiêu dùng vào bảo hành

Bảo hành sẽ góp phần tăng doanh thu bán hàng. Nếu như sản phẩm của bạn có bảo hành, hãy nhấn mạnh điều này để nó đập ngay vào mắt khách hàng. Đây chính là sự kích thích rất lớn đối với người tiêu dùng, giúp họ vượt qua được mọi sự e ngại, hoài nghi, thậm chí là chống đối để mua hàng. Doanh thu thu được từ bán hàng thường nhiều hơn rất nhiều để bù đắp chi phí dành cho bảo hành hoặc các chi phí khác liên quan đến quá trình này.

9. Đơn giản hoá quy trình đặt mua hàng

Hãy đơn giản hoá quá trình đặt hàng. Điều này đơn giản đến mức nhắm mắt cũng tưởng tượng ra được, thế nhưng vẫn có nhiều quảng cáo vi phạm nguyên tắc này. Hãy hướng dẫn cụ thể để khách hàng có thể đặt hàng dễ dàng.

Ví dụ như: “Chỉ cần nhấc điện thoại và gọi số 1-800-000-0000. Hãy gọi ngay bây giờ!” hoặc “Hãy điền các thông tin vào phiếu đặt hàng và gửi fax theo số 1-000-000-000” hay “Hãy gửi đơn đặt hàng theo địa chỉ: số 27, Đại lộ FT Washington, New York!” Khách hàng của bạn cần phải hiểu rõ những gì họ cần làm để có thể nhanh chóng đặt hàng.

Cũng xin lưu ý một chi tiết nữa, rằng bạn sẽ có thể tăng doanh số bán hàng lên từ 50% đến 100% nếu như bạn nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Hình thức thanh toán này sẽ củng cố thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn và góp phần tăng doanh thu đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp tại gia.

Hãy đặt mua cuốn sách “Làm thế nào để tăng hiệu quả kinh doanh, ít nhất là 50%, bằng cách chấp nhận thẻ tín dụng”. Bạn thấy không, chúng tôi cũng đang quảng cáo sản phẩm của mình đấy!!!
< Theo Dangnhanh.com >
Đọc thêm »

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Lang thang, tìm ý tưởng quảng cáo

Để có được những ý tưởng hay, họ thường đi đây đi đó. Đôi khi người ta thấy họ ngơ ngẩn suy nghĩ hay lảm nhảm những câu vô nghĩa.
lang thang,ý tưởng,quảng cáo,albert anten
 
 
Khoanh tay trước ngực, mắt nhìn chằm chặp vào màn hình máy quay, Philip (đạo diễn sáng tạo người Philippines của mẫu quảng cáo Mega vnn) lắc đầu nói với người cầm máy quay “lia tới đỉnh tòa nhà để thấy được sự tiện dụng của mạng Internet”. Liền sau đó, Philip cầm bản vẽ kịch bản lên, liến thoắng diễn giải ý đồ của mình với đoàn làm phim. Đó là một trong những công việc của đạo diễn sáng tạo ý tưởng quảng cáo (creative director).
 
Tìm ý tưởng từ hình ảnh thực tế
 
Gần đến hạn đưa kịch bản ý tưởng cho khách hàng nhưng anh Nguyễn Vũ Phước (Giám đốc Công ty Quảng cáo Kiến Vàng) vẫn chưa hài lòng với những ý tưởng quảng cáo của chính mình. Một lần tình cờ đi vào chợ, anh thấy một cụ bà tóc trắng, bàn tay gân guốc lam lũ đang cố sức xếp những nải chuối luộc lên chiếc bàn nhỏ. Thoáng nhìn hình ảnh đó, anh Phước mỉm cười mãn nguyện: Hình ảnh cảm động này chính là điều mà anh đang tìm kiếm. Quay về nhà, anh ngồi ngay vào bàn và phác họa một chiến lược quảng cáo hoàn chỉnh: Một bà cụ lom khom bưng nồi nước sôi (pha nước để tắm) và hình ảnh người con trai đang nghĩ về một chiếc máy tắm nước nóng với những lời ăn năn: “Mẹ thường đói để con được no. Mẹ thường rét để con được ấm. Nhưng con đã làm được gì cho mẹ khi con thành đạt?…”. Có được một ý tưởng tình cờ như anh Phước là chuyện thường tình trong nghề tìm kiếm ý tưởng.
 
Khi xem mẫu quảng cáo sữa Nutifood với hình ảnh đứa bé cưỡi trâu giơ cao ngọn lau (gợi nhớ hình ảnh tập trận cờ lau của anh hùng Đinh Bộ Lĩnh), đứa bé đứng trên ngọn núi (gợi nhớ trận đánh ở núi Chí Linh của anh hùng Lê Lợi), đứa bé lấy viết ghim thuyền giấy (gợi nhớ trận đánh sông Bạch Đằng của anh hùng Ngô Quyền), không ai ngờ rằng ý tưởng này do một người nước ngoài như Sam (người New Zealand), Giám đốc sáng tạo Công ty Quảng cáo Bates, xây dựng. Ông Sam nói: “Dù là người nước ngoài nhưng tôi rất tự hào về lịch sử VN. Những gì tôi dựng lên trong quảng cáo này không nhiều nhưng điều đó làm tôi rất hãnh diện”. Ông Sam kể lại, khi sang VN, ông ngạc nhiên và thấy tò mò vì sao người ta lại đặt tên cho những con đường là Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo hay Hai Bà Trưng. Tìm hiểu ở các nhân viên người Việt, càng nghe, ông càng bị lôi cuốn bởi những câu chuyện lịch sử hào hùng của họ. Trong lúc đó, ông đang gặp khó khăn về việc tìm ý tưởng cho sản phẩm sữa mà ông mới nhận. Ông chợt nghĩ, mọi người dân đều tôn sùng anh hùng của họ. Vì vậy, ông đã lấy hình ảnh những vị anh hùng VN (từ những mẩu chuyện mà ông vừa được nghe) để xây dựng ý tưởng quảng cáo cho sản phẩm. Và chẳng phải mọi vĩ nhân đều từng là một đứa trẻ sao? Mẫu quảng cáo thành hình với tên gọi là Hero (Anh hùng).
 
Giới đạo diễn sáng tạo cho biết, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng (doanh nghiệp), họ phải xây dựng rất nhiều ý tưởng. Sau đó, khách hàng sẽ chọn ý tưởng nào mà họ ưng ý nhất.
 
Vắt óc tìm ra câu khẩu hiệu ấn tượng nhất
 
Khác với đạo diễn sáng tạo, người viết ý tưởng quảng cáo (copywriter) là người gắn liền với những câu slogan, còn gọi là tag-line (câu khẩu hiệu) kiểu “Nâng niu bàn chân Việt” (Biti’s), “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” (Prudential), “La Vie - Một phần tất yếu của cuộc sống”, “Vì trí tuệ Việt, Vì tương lai Việt” (Nutifood)… Mỗi thương hiệu cần một slogan riêng, độc đáo để người xem có thể nhớ đến thương hiệu của mình. Công việc này sẽ do copywriter đảm trách.
 
Với những slogan “Chỉ có thể là Heineken”, “Bản lĩnh đàn ông thời nay” (Tiger), “Dù không cao nhưng mọi người sẽ phải ngước nhìn” (Bia Sài Gòn)… mới thấy được tầm quan trọng của một copywriter. Người trong giới rất nể phục anh Ngọc Hưng bởi anh thường có những câu slogan rất độc đáo. Tuy nhiên, để có được những câu nói hay, anh thường ở ngoài đường, la cà quán xá nhiều hơn ở nhà. Đôi khi, người ta lại thấy anh ngơ ngẩn suy nghĩ hay lảm nhảm vài câu vô nghĩa. Nhưng đó là lúc anh chuẩn bị cho ra lò một slogan ưng ý. Còn có một copywriter Trương Tiếp Trương được đánh giá rất giỏi. Anh thường có những slogan rất triết lý và nhân văn như: Nâng niu bàn chân Việt, Đứng lên Phương ơi! Hãy chiến đấu bằng ý chí… Dù đang làm trong một công ty nhưng thường không ai biết được anh ở đâu. Anh chỉ xuất hiện khi anh muốn gặp người nào đó. Nhiều người cho rằng anh đang đi tìm khoảng lặng cho riêng anh.
 
Anh Phước cho biết: “Để có được một slogan độc đáo, copywriter phải hóa thân vào đối tượng tiêu dùng mà sản phẩm hướng đến”. Bản thân anh đã từng ngồi ăn chung với những đứa trẻ mẫu giáo trong nhà trẻ để có được một slogan “Cho con khôn lớn từng ngày”. Anh Hoàng Quân (Công ty Nutifood) chia sẻ: Nhiều khi tốn rất nhiều thời gian vẫn không tìm được ý gì nhưng đôi khi đang nằm trên giường lúc nửa đêm, bỗng dưng ý tưởng lại đến. Lúc đó, tôi bật dậy ghi ngay ra giấy. Copywriter là người sống và thở với sản phẩm mà họ đang quảng cáo. Nhiều copywriter muốn viết slogan cho nhãn hiệu hàng hóa nào đó thì phải dùng sản phẩm đó, dù bản thân họ đôi khi chẳng thích dùng”.
 
Nghề bán ý tưởng là nghề giàu có?
 
Một copywriter cho biết, một ý tưởng được trả thù lao 1.000 - 2.000 USD là chuyện rất bình thường. Điển hình là câu slogan “Sức sống mới với viên sủi bọt Plussz” được trả hơn 30 triệu đồng, “Biti’s- Nâng niu bàn chân Việt được trả gần 2.000 USD... Thậm chí có ý tưởng được trả đến trăm ngàn USD như mẫu quảng cáo nước ngọt Coca-Cola với câu slogan “Ăn bóng đá-ngủ bóng đá-uống Coca-Cola” (tổng kinh phí đến 3 triệu USD), hay quảng cáo The Quest của bia Tiger có slogan “It’s time - Còn chần chờ gì nữa (tổng kinh phí 1 triệu USD). Hoặc ít nhất người viết ý tưởng cũng được trả hơn trăm triệu đồng như mẫu quảng cáo Nutifood có slogan “Vì trí tuệ Việt” (tổng kinh phí hơn 1 tỉ đồng),... Với những con số được liệt kê ở trên, rõ ràng công việc sáng tạo ý tưởng hay slogan quảng cáo có thu nhập rất cao. Tuy nhiên, mức thù lao này rất hy hữu, chỉ có ở những ý tưởng độc đáo nhất mà không phải ai cũng dễ dàng nghĩ ra.
 
Mới lạ nhưng phải mang tính nhân văn
 
Để tiết kiệm kinh phí, một số công ty thực hiện chiến lược quảng cáo theo khu vực, dùng chung một mẫu quảng cáo. Nhiều mẫu quảng cáo đã tạo được hiệu ứng rất cao ở nhiều quốc gia. Nhưng khi đến VN, một vài ý tưởng mới đã gặp trở ngại bởi phong tục tập quán. Ông Sam (Giám đốc sáng tạo Công ty Quảng cáo Bates Asia) tâm sự: “Trước đây, tôi không hiểu rõ về phong tục tập quán của người Việt. Nhưng khi đến VN làm việc, nhất là làm việc trong lĩnh vực sáng tạo ý tưởng này, tôi phải tìm hiểu kỹ phong tục nơi tôi đang sống. Từ đó tôi đưa ra những ý tưởng phù hợp với văn hóa người Việt”.
 
Còn với anh Nguyễn Vũ Phước (Công ty Quảng cáo Kiến Vàng), công thức mà anh tâm đắc trong lĩnh vực sáng tạo ý tưởng là tìm về cội nguồn để tôn vinh hiện tại. Điển hình cho công thức này là hình ảnh của mẫu quảng cáo Biti’s, quảng cáo trà Cây Đa... Những mẫu quảng cáo từng gây phản cảm đã trở thành bài học kinh nghiệm cho nhiều người hoạt động trong ngành sáng tạo ý tưởng. Nhiều người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo thừa nhận, chúng ta chưa có nhiều mẫu quảng cáo hay. Những người sáng tạo ý tưởng chưa chuyển tải đến người tiêu dùng một thông điệp vừa hay vừa ý nhị. Như khi giới thiệu bất kỳ dầu gội đầu nào, người ta cũng chiếu cận cảnh mái tóc xoay tới xoay lui. Hay khi quảng cáo băng vệ sinh, đâu nhất thiết phải là cảnh cô gái mặc quần trắng tinh chạy nhảy, hay chiếu cận cảnh vào phần xương chậu của người phụ nữ... Quảng cáo cũng là một nghệ thuật. Người xem đang rất cần những ý tưởng mới lạ nhưng mang tính nhân văn và giáo dục hơn ở những mẫu quảng cáo.
< Theo bansacthuonghieu >
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Mục đích sử dụng sản phẩm – cơ sở chính của Marketing

Các doanh nghiệp thường tiếp thị dựa trên những phân khúc thị trường được chia theo những đặc điểm về nhân khẩu học và cá tính của khách hàng.

sản phẩm,marketing,mục đích

Nhưng theo Theodore Levitt - Một giáo sư nổi tiếng về marketing của trường kinh doanh Harvard, nhiệm vụ của các nhà làm tiếp thị là phải xác định được mục đích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, để từ đó thiết kế ra những sản phẩm, nhãn hiệu đáp ứng được mục đích đó.

Để hiểu thêm vấn đề này, có thể xem xét trường hợp một cửa hàng bán thực phẩm sữa pha trứng. Đầu tiên, những chuyên gia của cửa hàng đã xác định phân khúc thị trường theo sản phẩm (tức là sữa pha trứng), sau đó tiếp tục phân nhỏ thị trường theo đặc điểm về nhân khẩu học và cá tính của những khách hàng thường xuyên mua sữa pha trứng. Kế đến, họ mời các nhóm khách hàng đến tham gia một cuộc khảo sát, cho biết công thức pha sữa nào làm người tiêu dùng hài lòng nhất. Những người tham gia khảo sát đều có những phản hồi rất rõ ràng và cửa hàng nọ cũng có những cải thiện sản phẩm theo đánh giá của khách hàng. Nhưng kết quả cho thấy doanh số bán cũng chẳng tăng được bao nhiêu .
Sau đó, một nhà nghiên cứu thị trường đã bỏ ra một ngày để làm việc ở cửa hàng nhằm quan sát và tìm hiểu xem những công việc mà khách hàng cần làm khi họ mua sữa pha trứng là gì. Nhà nghiên cứu này đã để ý xem khi khách hàng mua sữa pha trứng thì họ sẽ mua những sản phẩm nào khác, họ đến cửa hàng một mình hay đi theo nhóm, họ uống ngay tại chỗ hay mua về… Điều đáng ngạc nhiên là 40% khách hàng thường mua sữa vào sáng sớm. Những khách hàng này hay đi một mình, chẳng mua thêm thứ gì khác và thường uống sữa trên xe. Khi tìm hiểu xem điều gì khiến những khách hàng này mua sữa pha trứng vào buổi sáng, nhà nghiên cứu phát hiện rằng đa số điều có mục đích tương tự nhau: họ phải lái xe một đoạn đường dài và buồn tẻ để đến công sở nên cần có cái gì đó để cho việc lái xe thêm phần hứng thú. Họ chưa đói khi mua sữa, nhưng biết rằng sẽ bị đói vào khoảng 10 giờ sáng.

Mặt khác, họ đều đang vội vàng, đang mặc đồ công sở, chỉ có thể rảnh một tay để ăn uống (tay còn lại để lái xe). Thỉnh thoảng những khách hàng này cũng mua bánh mì tròn, nhưng bánh mì thì quá khô. Bánh mì có bơ hay pho mát lại làm cho họ bị bẩn tay và khó lái xe. Đôi khi, những khách hàng này mua chuối, nhưng nó không giúp giải quyết chuyện lái xe nhàm chán kéo dài. Món bánh rán cũng không giúp họ vượt qua cơn đói lúc 10 giờ. Xem ra, chỉ có món sữa pha trứng là giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Người ta phải mất 20 phút để uống hết sữa qua các ống hút nhỏ, và điều này giúp giảm đáng kể sự nhàm chán khi lái xe đường dài. Ở đây, chuyện sữa pha trứng có phải là một thực phẩm thật sự tốt cho sức khoẻ hay không không phải là điều quan trọng.

Vào những giờ khác trong ngày, các bậc phụ huynh thường mua sữa pha trứng kèm theo các bữa ăn hoàn chỉnh cho con họ. Tại sao các ông bố bà mẹ lại làm điều này? Họ đã quá mệt mỏi khi phải nói “không“ nhiều lần với những “mè nheo“ của con trẻ. Họ chỉ mua sữa để “xoa dịu“ chúng, không nghĩ gì đến những yếu tố khác.

Khách hàng mua sữa vì nhiều mục đích khác nhau. Cách làm của các nhà tiếp thị của các cửa hàng nói trên tuy tạo ra những nhóm khách hàng khác nhau nhưng lại “đánh bóng“ mục đích của họ. Kết quả là cửa hàng này chỉ bán những sản phẩm không thoả mãn mục đích của khách hàng nào cả.

Nếu hiểu rõ công việc mà các khách hàng muốn làm, biết được cần phải cải thiện yếu tố nào của sản phẩm để thoả mãn mục đích của khách hàng một cách tốt hơn thì sẽ dễ dàng cải thiện kinh doanh hơn. Làm thế nào để giải quyết sự nhàm chán khi di chuyển đường dài? Có thể làm sữa đặc hơn, để uống được lâu hơn. Cũng có thể nghĩ đến chuyện tiết kiệm thời gian của khách hàng bằng cách bán sữa qua những máy bán hàng tự động đặt bên ngoài cửa hàng.

Có một quan điểm mà các doanh nghiệp cần xem xét: các thị trường được xác định theo mục đích thông thường sẽ rộng hơn nhiều so với những thị trường được xác định theo hạng mục sản phẩm. Nếu vẫn còn bị bó hẹp trong quan niệm quy mô thị trường sẽ được xác định bởi hạng mục sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không hiểu được mình đang cạnh tranh với ai, xét ở quan điểm của khách hàng.
Đọc thêm »

10 xu hướng marketing trực tuyến 2011

10 Xu hướng marketing trực tuyến phổ biến trên thế giới trong năm 2011 theo tạp chí Entrepreneur.
>>Khuynh hướng truyền thông xã hội năm 2011
xu huong, marketing, trực tuyến,2011

Xu hướng 1: marketing dựa vào địa điểm

Lời khuyên: hãy đón đầu
Marketing dựa vào địa điểm ngày càng phổ biến hơn và Google cũng đã bắt đầu đưa bản đồ địa điểm vào kết quả tìm kiếm. Hãy chuẩn bị cho xu hướng marketing này bằng cách đưa địa điểm của bạn lên Google Places và thiết kế trang web thân thiện hơn với thiết bị di động.

Xu hướng 2: tìm kiếm tiên đoán

Lời khuyên: hãy đón đầu
Khi bạn gõ từ khóa vào ô tìm kiếm trên Google, công cụ này sẽ đưa ra những cụm từ khóa tiên đoán tương ứng và gần nhất. Ví dụ khi bạn gõ từ “đèn để bàn”, công cụ này sẽ đưa ra các cụm từ tiên đoán ngay lập tức như “nhận xét về đèn để bàn”… Nếu trước đây bạn tối ưu hóa các cụm từ ngắn, đã đến lúc cần đưa ra các cụm từ dài hơn để đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ qua các khách hàng tiềm năng nhất.

Xu hướng 3: kiểm soát mạng xã hội

Lời khuyên: hãy kiên nhẫn
Năm nay, thực tế đã chứng minh rằng các cuộc thảo luận trên mạng xã hội được khởi xướng bởi doanh nghiệp không mang tính cá nhân, không dễ nhớ và không tạo ra hiệu quả như chúng ta vẫn nghĩ. Hãy đầu tư thời gian và ngân sách để tạo ra những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Khi bạn triển khai các chiến dịch marketing sử dụng mạng xã hội, những khách hàng trên sẽ trở thành những đại sứ thân thiện nhất.

Xu hướng 4: marketing mạng xã hội

Lời khuyên: hãy là người đón đầu
Là một marketer khôn ngoan, bạn sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm các chiến dịch marketing mạng xã hội trong năm nay. Hãy thử các trò chơi rút thăm trúng thưởng, các cuộc thi trên mạng xã hội. Có thể sử dụng các trang web như Foursquare để thưởng cho các khách hàng trung thành hay các dịch vụ như Wildfire để chạy các ứng dụng khuyến mại.

Xu hướng 5: mobile marketing

Lời khuyên: hãy kiên nhẫn
Số liệu 2010 chỉ ra rằng ngày càng có nhiều người sử dụng tin nhắn, email và truy cập mạng xã hội ngay trên điện thoại đi động, nhưng phần lớn vẫn không cảm thấy dễ chịu khi phải chụp ảnh các mã vạch sản phẩm (trong các chương trình khuyến mại).

Nếu muốn thành công trong mobile marketing, hãy bắt đầu xây dựng ngay một ứng dụng, một website thân thiện với các thiết bị di động hay một chiến dịch tin nhắn. Nếu quản lý một cửa hàng bán lẻ, hãy thử chạy chương trình khuyến mại ngay cửa hàng: khách hàng có thể chụp hình mã vạch hay nhắn tin một đoạn mã ngắn để nhận được phiếu giảm giá và đổi ngay tại quầy tính tiền.

Xu hướng 6: quảng cáo trực tuyến

Lời khuyên: hãy là người đón đầu
Quảng cáo banner xem ra có vẻ lỗi thời, nhưng quảng cáo hiển thị sẽ trở thành xu hướng hot trong năm. Trong thực tế, các doanh nghiệp nhỏ rất dễ dàng đặt quảng cáo hiển thị trên hàng triệu trang web chỉ bằng cách làm việc với các agency sở hữu các mạng lưới quảng cáo. Những quảng cáo này có thể được hiển thị theo khu vực địa lý, hành vi và nhóm sở thích. Việc kết hợp giữa quảng cáo tìm kiếm với quảng cáo hiển thị sẽ tối ưu hóa kết quả thu được từ cả 2 loại hình quảng cáo và qua đó giúp tối ưu hiệu quả ngân sách đầu tư cho quảng cáo PPC (pay per click).

Xu hướng 7: email marketing

Lời khuyên: hãy là người đón đầu
Các thiết bị di động ngày nay có chức năng hỗ trợ việc hiển thị email trên điện thoại di động, và chức năng HTML trên điện thoại giúp các email được thiết kế đẹp có thể hiện thị rõ ràng trên màn hình. Đã đến lúc cần tạo cho email marketing một diện mạo mới.

Xu hướng 8: mua nhóm / chung

Lời khuyên: hãy kiên nhẫn
Khách hàng đã bắt đầu làm quen với khái niệm mua chung hay mua nhóm, và những trang mạng mua sắm như Swipely và Blippy tạo điều kiện để mọi người chia sẻ việc mua sắm chỉ với một cái click chuột hay cà thẻ tín dụng. Nếu sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng nhiều sự hứng khởi hay đang có các chương trình giảm giá theo nhóm, bạn có thể sử dụng các trang web này.

Xu hướng 9: nhắn tin nhanh

Lời khuyên: hãy kiên nhẫn
Khách hàng truy cập website ngày càng trở nên khó tính hơn và yêu cầu bạn phải giải đáp ngay tức khắc những khúc mắc của họ. Nếu đã có một đội ngũ chăm sóc khách hàng hay lực lượng bán hàng luôn túc trực trước màn hình vi tính hay điện thoại, bạn cũng nên cân nhắc tiến hành một đợt kiểm tra về trình độ và khả năng xử lý tình huống của các nhân viên này.

Xu hướng 10: truyền hình trực tuyến

Lời khuyên: hãy kiên nhẫn
Người xem sẽ có thể điều chỉnh các chương trình truyền hình, trình duyệt web trong khi xem chương trình, xem các chương trình theo nhu cầu và thậm chí còn có thể điều khiển tivi bằng điện thoại di động. Truyền hình trực tuyến mở ra một cơ hội to lớn cho các nhà quảng cáo bởi khả năng phân nhóm đối tượng mục tiêu trên truyền hình trực tuyến sẽ cao hơn so với truyền hình truyền thống. Tuy nhiên bạn cần phải chờ đợi xu hướng này diễn ra do các gã khổng lồ trong ngành truyền hình thay đổi rất chậm chạp.
< Theo Marketingchienluoc >
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Sales và Marketing - Top 10 những công việc Hot nhất 2011

"Chi tiêu của khách hàng và việc đầu tư của doanh nghiệp đều được dự đoán sẽ khởi sắc trong năm 2011. Điều này có nghĩa là các công ty cần tăng cường sự nhận biết thương hiệu sản phẩm đối với khách hàng và mở rộng công việc kinh doanh...Dự báo, khoảng 17% doanh nghiệp sẽ mở rộng đội ngũ marketing để tăng cường chiến lược quảng bá sản phẩm.".
sales,bán hàng,marketing
Theo khảo sát của CareerBuilder, năm 2011, sẽ có 10 nghề được quan tâm nhất gồm: Năm 2011 được đánh giá là năm nền kinh tế đang trên đà phục hồi, vì vậy nhu cầu mở rộng kinh doanh cũng như tuyển dụng nhân viên mới được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng phát triển.

Bán hàng

Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển. Để làm được điều này, các công ty đều phải tăng cường đầu tư cho đội ngũ bán hàng của họ.

Theo khảo sát của CareerBuilder, khoảng 27% các nhà quản lí nhân sự cho biết họ có kế hoạch tuyển dụng thêm vị trí bán hàng cho năm 2011.

Doanh thu cao nhất cho ngành nghề này thuộc về lĩnh vực tài chính, thiết bị máy tính, điện tử, dược phẩm...
Công nghệ thông tin

Nhu cầu về nhân lực ngành công nghệ thông tin trong năm 2011 khá rõ ràng khi yêu cầu về công nghệ mới, nâng cấp, bổ sung công nghệ sẵn có trong mọi lĩnh vực kinh tế đang không ngừng gia tăng.

Theo CareerBuilder, 26% các nhà quản lí tuyển dụng cho biết họ sẽ thuê thêm nhân viên IT trong năm nay.

Đại diện cho nhóm phụ trách nghiên cứu này cho biết, công nghệ thông tin là một trong những nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, lên tới 45% chỉ trong 1 năm.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Bán hàng là một yếu tố quan trọng để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Còn dịch vụ chăm sóc khách hàng lại là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn giữ chân khách hàng trong tương lai.

Khoảng 25% các nhà tuyển dụng cho biết họ đang có kế hoạch tăng cường đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng trong năm 2011 này.

Nhu cầu về thuê mướn nhân viên chăm sóc khách hàng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính...

Kỹ sư

Các kĩ sư không tham gia vào qua trình bán hàng tạo doanh thu, cũng không đóng góp công sức trong việc chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, họ tham gia vào khâu quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp: nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Điều này được thực hiện thông qua việc áp dụng công nghẹ khoa học kĩ thuật cao, giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.

Sự phát triển của các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, Mạng xã hội... cũng góp phần nâng cao vị thế của các kĩ sư trong doanh nghiệp.

Khoảng 20% nhà quản lí tuyển dụng được phỏng vấn cho biết họ sẽ thuê thêm kĩ sư trong năm tới.

Theo thống kê của Bộ lao động Mỹ thì thu nhập của kĩ sư dầu khí là cao nhất, tiếp theo là kĩ sư phần cứng máy tính, kĩ sư hạt nhân và hàng không vũ trụ.

Công nghệ

Mang nghĩa rộng hơn và bao hàm cả ngành công nghệ thông tin, lính vực công nghệ được nhận định sẽ là một trong những ngành nghề có nhu cầu thuê mướn tăng cao trong trong mọi lĩnh vực có liên quan .

Khảo sát của CareerBuilder cho thấy khoảng 19% nhà tuyển dụng sẽ cần thêm nhân lực trong lĩnh vực này.

Quản lí

Việc tăng cường thuê mướn các nhân viên để mở rộng công việc kinh doanh trong năm tới cũng đặt ra cho các nhà tuyển dụng áp lực nâng cao đội ngũ quản lí để đảm bảo hiệu quả tương xứng.

Khoảng 17% các nhà tuyển dụng sẽ lên kế hoạch tuyển thêm người cho vị trí này trong năm 2011.

Marketing

Giống như bán hàng và phát triển kinh doanh, marketing có là một phần của chiến lược tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Chi tiêu của khách hàng và việc đầu tư của doanh nghiệp đều được dự đoán sẽ khởi sắc trong năm 2011. Điều này có nghĩa là các công ty cần tăng cường sự nhận biết thương hiệu sản phẩm đối với khách hàng và mở rộng công việc kinh doanh.

Chỉ riêng trên trang web CareerBuilder.com đã có khoảng 80.000 công việc liên quan đến lĩnh vực này.

Dự báo, khoảng 17% doanh nghiệp sẽ mở rộng đội ngũ marketing để tăng cường chiến lược quảng bá sản phẩm.
Nghiên cứu, phát triển

Đây là một trong những lĩnh vực sẽ được các doanh nghiệp chú trọng trong tương lai nhằm tạo ra những bước đột phá và lợi thế cạnh tranh cho mình.

Tuy nhiên, đầu tư cho nghiên cứu phát triển không phải là một khoản chi phí nhỏ nên chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp cho biết sẽ rót tiền vào lĩnh vực này.

Phát triển kinh doanh

Vị trí này bao gồm những người nắm giữ trọng trách nâng cao độ nhận biết về thương hiệu đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tác kinh doanh chiến lược và nhận diện cơ hội cho doanh nghiệp.

17% nhà quản lí nhân sự có thể sẽ tìm kiếm thêm những vị trí này trong tời gian tới, theo CareerBuilder.
Kế toán tài chính

CareerBuilder.com cho biết, khoảng 14% các nhà tuyển dụng được hỏi sẽ cần thêm nhân viên kế toán tài chính trong năm nay. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết: vai trò của những người làm trong lĩnh vực này là không thể phủ nhận, họ hỗ trợ hoạt động của công ty và giữ cho tổ chức vận hành trơn tru.
< Theo Marketingchienluoc >
Đọc thêm »

Cadillac - lịch sử một nhãn hiệu hàng đầu

Khó lòng để tìm được một nhà sản xuất ôtô luôn kiên trì với công việc sáng tạo như Cadillac. Suốt lịch sử 100 năm phát triển, từ chiếc xe đầu tiên khởi động bằng điện cho tới động cơ V8, Cadillac luôn giữ vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp ôtô.
logo,cadillac
Năm 1992, sau khi liên doanh ôtô mới nhất do Henry Ford, người sáng lập tập đoàn xe hơi Ford phá sản, các cổ đông nhờ cậy đến Henry M. Leland để liệt kê và rao bán các tài sản còn lại. Leland đến, xem xét toàn bộ nhà xưởng và nảy ra ý định kết hợp bộ khung xe mới nhất của Ford với động cơ xi-lanh đơn do Oldsmobile phát triển. Tháng 8/1902, Leland cùng những người từng ủng hộ Ford đã thành lập ra Công ty ôtô Cadillac.

Cùng lúc đó, Henry Ford bắt tay vào xây dựng nên công ty ôtô Ford. Giữa chiếc xe Ford 1903 và và chiếc Cadillac đầu tiên có khá nhiều điểm tương tự, nhất là hình dáng bề ngoài. Sự khác biệt lớn nhất là chiếc Ford 1903 lắp động cơ 2 xi-lanh còn chiếc Cadillac 1903 sử dụng động cơ đơn của Oldsmobile.
Thành công đến khá sớm khi Henry Leland trình làng chiếc Cadillac giá 850 USD tại Triển lãm ôtô New York năm 1903. Trong vòng một tuần, ông nhận được 2.286 đơn đặt hàng và lượng xe hãng chế tạo cả năm gần đạt tới con số 2.500, một mức khổng lồ vào thời bấy giờ. Cadillac tiến thêm một bước quan trọng năm 1905 bằng việc tung ra thêm một mẫu xe trang bị động cơ 4 xi-lanh, giá 2.800 USD. Năm 1907, Henry Leland, luôn luôn là một người yêu cầu khắt khe về độ chuẩn xác, đã cho lắp đặt hệ thống kiểm tra chất lượng kiểu Thụy Điển. Điều đó giúp cho công ty có thể sản xuất các bộ phận một cách chính xác, đồng nhất. Kết quả là Cadillac chiến thắng Cup Thomas Dewar vào năm 1908. Đây là phần thưởng hằng năm mà CLB ôtô Hoàng gia London cho các phát minh quan trọng trong công nghệ chế tạo xe hơi. Khi đó, Cadillac đã khiến giới chuyên môn ngạc nhiên khi tháo rời 3 chiếc xe, rồi cho lắp ráp lại một cách lẫn lộn các chi tiết. Cả 3 chiếc xe "mới" đều vận hành một cách ngon lành.
Năm 1909, General Motors mua lại Cadillac và cử luôn Henry Leland làm chủ tịch. 3 năm sau, hãng Cadillac giới thiệu với thế giới chiếc xe khởi động bằng điện, tác giả của nó là Charles F. Kettering. Ngành công nghiệp ôtô từng chứng kiến nhiều kiểu động cơ tự khởi động nhưng chỉ có Kettering là thành công. Bộ khởi động này kết hợp giữa một máy phát điện với một động cơ điện để làm quay bánh đà động cơ. Hệ thống này còn gồm có một ắc-quy và một bộ phận đề điện. Phát kiến đột phá của Kettering mang lại cho Cadillac một giải Dewar nữa và cả ngành công nghiệp ôtô tranh nhau để có thể
logo,cadillac,kettering
Charles F. Kettering với bộ khởi động điện đầu tiên.
bắt kịp đối thủ. Vào năm 1915, Cadillac đã trình làng một động cơ V8, có công suất 70 mã lực ở mức 2.400 vòng/phút và mô-men xoắn 245 Nm. Động cơ này giúp xe Cadillac đạt tốc độ tối đa 105 km/h, vượt quá mức chịu tải của phần lớn đường sá thời đó. Năm 1918, Henry Leland đã rời bỏ GM để lập ra Lincoln, một nhãn hiệu đối thủ mà Henry Ford đã mua lại vào năm 1922. Lincoln nhanh chóng trở thành đối thủ chính của Cadillac.
Vào tháng 8/1928, sự xuất hiện của hộp số tay Synchro-Mesh là một cải tiến lớn, giúp cho việc chuyển số êm hơn. Tháng 1/1930, Cadillac tung ra động cơ V16, một trong các động cơ mạnh nhất, vận hành êm ái và ít gây tiếng ồn. Thành quả này đánh dấu bước tiến quan trọng của Cadillac để nâng uy tín của mình lên ngang hàng với các nhãn hiện nổi tiếng nhất thời đó là Packard, Rolls-Royce, Duesenberg và Pierce-Arrow. Động cơ này có dung tích 7,4 lít, 165 mã lực, sử dụng hợp kim chế tạo các chi tiết. Nó tách biệt các đường hút và xả khí, điều chỉnh các van bằng thủy lực. Các động cơ V16 và V12 của Cadillac không thành công về mặt thương mại nhưng lại giúp các sản phẩm của hãng được coi như tiêu chuẩn của thế giới. Cadillac còn đưa ra hệ thống treo độc lập trước vào năm 1934. Năm 1935, mui xe bằng thép của General Motors nhanh chóng làm kiểu mui dựng khung trở nên lỗi thời.
Năm 1938, Cadillac phát triển một động cơ V16 khác hẳn. Các xi-lanh được bố trí ở góc chữ V 135 độ. Nhưng hãng lại gây chú ý nhất với kiểu xe 60-Special. Chiếc sedan xinh đẹp này có kiểu lưới tản nhiệt đặc trưng, và thành một trong các dấu hiệu nhận biết xe Cadillac ngày nay. Năm 1940, Oldsmobile bắt đầu chế tạo hộp số tự động Hydra-matic cho xe General Motors, và nó được đưa vào trong danh mục lựa chọn cho xe Cadillac năm sau. Trong Thế chiến II, các xe tăng M-24 của quân đội Mỹ đã trang bị động cơ V8 và hộp số Hydra-matic. Những kinh nghiệm thu được thông qua cuộc chiến đã giúp cải thiện rất nhiều độ ổn định Hydra-matic.
logo,cadillac
Cadillac Eldorado Brougham 1957
Sau chiến tranh, năm 1948, Cadillac tạo ra ở nước Mỹ mốt chơi những kiểu xe có thùng sau dài và cầu kỳ. Năm kế tiếp, hãng lại cho ra lò động cơ V8 gọn, nhẹ, tỷ số nén cao. Với dung tích 5,4 lít, công suất 160 mã lực, động cơ trở thành mẫu mực cho toàn bộ nền công nghiệp ôtô Mỹ. Cadillac được coi như tên tuổi dẫn đầu về kiểu dáng, sức mạnh động cơ và hiệu năng sử dụng. Một lần nữa, các đối thủ cạnh tranh lại bị đặt vào thế bám đuổi. Kiểu xe Coupe de Ville năm 1949 lại đi đầu trong xu hướng sản xuất khung xe mui cứng không có cột chống giữa. Không phải là người sáng tạo nhưng Cadillac và các hiệu xe khác của General Motors đã góp công lớn làm cho kiểu xe này trở nên phổ thông.
Đến thời điểm đó, Cadillac giữ vị trí số một về xe hơi sang trọng tại Detroit, trung tâm ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Cái tên Cadillac gần như đồng nghĩa với các thuật ngữ danh giá, chất lượng, đầy phong cách riêng. Năm 1953 xuất hiện xe mui xếp Eldorado nổi tiếng. Năm 1957, Cadillac xuất xưởng chiếc sedan mui thép không gỉ, cạnh tranh với Rolls-Royce cả về trang thiết bị và giá cả (13.075 USD). Eldorado Brougham nổi bật nhờ hệ thống treo khí nén và động cơ V8. Theo thời gian, tên tuổi Cadillac ngày càng lớn mạnh. Hãng đạt tới đỉnh cao vào cuối thập niên 60 và những năm 70 bằng chiếc xe dẫn động 2 cầu Eldorado động cơ 8 lít V8. Năm 1976, chiếc xe cỡ nhỏ nhưng sang trọng Seville ngay lập tức đạt thành công vang dội và một lần nữa trở thành trào lưu của nước Mỹ.
Sau thời kỳ này, Cadillac bắt đầu giai đoạn đi xuống. Trong những năm 1980, Cadillac gặp phải 3 thất bại. Các động cơ V8, V6 và V4 hãng sản xuất năm 1981 cho chất lượng không cao. Cùng năm này, chiếc Cimarron J-Car chỉ nhận được sự thờ ơ của thị trường. Chung số phận hẩm hiu như thế là chiếc xe mui trần Allante năm 1986. Những khó khăn của Cadillac không nằm ngoài sự tụt dốc trong hơn một thập kỷ của xe Mỹ so với các hãng ôtô khác đến từ Nhật Bản và châu Âu. Vào cuối thập niên 80, những chiếc xe Mercedes-Benz, có kiểu dáng đẹp, chất lượng hảo hạng và giá bán cao, đã hạ lật đổ vị trí dẫn đầu của Cadillac. Nếu nhìn thấy một chiếc Cadillac đỗ trước cả một ngôi nhà và một chiếc Mercedes đỗ ở nhà kế bên, người ta sẽ kết luận rằng chủ của chiếc Mercedes đang sở hữu một con xe xịn hơn. Ít nhất thì ông ta cũng đã trả nhiều tiền hơn cho đồ dùng của mình.
logo,cadillac
Cadillac DTS Limousine

Nhưng Cadillac đã bắt đầu cuộc tìm kiếm lại ánh hào quang một thuở và nỗ lực đầu tiên là cho ra đời chiếc Seville STS năm 1992. Năm 1993, nó được lắp động cơ Northstar V8 trục cam kép. Chưa giành lại được ngôi vị trí thống trị mà nó giữ suốt phần lớn lịch sử phát triển, nhưng có vẻ như Cadillac đang trên đường tới tốp các nhãn hiệu hàng đầu.

 < Theo_VnExpress.net >

Đọc thêm »

Lịch sử logo Ferrari

 Hầu hết những ai quan tâm đến thế giới xe hơi đều biết đến logo hình chú tuấn mã tung vó của hãng xe thể thao Ferrari, nhưng nguồn gốc xuất xứ của logo thì không hẳn ai cũng rõ.
logo, ferrari
Logo của Ferrari gồm biểu tượng tuấn mã tung vó (Prancing Horse) trên nền màu vàng tươi và thường có hai chữ cái SF ở dưới. SF là viết tắt của Scuderia Ferrari, tên đội đua lừng danh của hãng. Sau này, có lúc hai chữ SF trên logo của Ferrari được thay thế bằng dòng chữ Ferrari. Viền trên của logo là 3 màu xanh-trắng-đỏ của quốc kỳ Ý.

logo, ferrari

Cái tên Ferrari và hình ảnh logo của hãng luôn khiến tín đồ 4 bánh liên tưởng tới tốc độ và những chiếc xe thể thao dũng mãnh.

Tuấn mã tung vó là biểu tượng ban đầu được sử dụng bởi bá tước Francesco Baracca, một phi công lái máy bay chiến đấu huyền thoại của Không quân Ý trong Thế chiến thứ 1. Ông hy sinh khi còn rất trẻ.
logo, ferrari,lịch sử
Phi công Francesco Baracca bên chiếc máy bay có hình biểu tượng ‘Tuấn mã tung vó’ của ông
Bá tước Francesco Baracca dùng biểu tượng ‘Tuấn mã tung vó’ ở cả hai bên thân máy bay của ông. Hình chú ngựa được sơn màu đỏ, trên nền màu trắng có hình như đám mây.

Vào ngày 17/6/1923, Enzo Ferrari, người sáng lập đội đua Scuderia Ferrari và khai sinh mác xe thể thao danh tiếng Ferrari, đã có cuộc gặp với mẹ của bá tước Baracca, nữ bá tước Paolina, sau khi giành chiến thắng trên đường đua Savio ở Ravenna, Ý.
logo, ferrari

Nữ bá tước Paolina đã gợi ý Enzo sử dụng biểu tượng ‘Tuấn mã tung vó’ vì cho rằng nó sẽ mang lại may mắn. Tuy nhiên, mãi đến năm 1940, Enzo Ferrari mới bắt đầu sử dụng biểu tượng này, sau đó nó trở thành một phần trong logo nổi tiếng của Ferrari, được dùng cho tới ngày nay.
Khi sử dụng biểu tượng này trên các xe của mình, Enzo Ferrari bổ sung thêm nền màu vàng và hai chữ cái SF để tạo thành logo Ferrari. Enzo Ferrari chọn màu hoàng yến vì đó là màu sắc biểu tượng của thành phố Modena quê hương ông. Riêng với hình tuấn mã tung vó, ông không dùng màu đỏ như nguyên bản mà thay bằng màu đen để tưởng nhớ bá tước Baracca.


 < Theo Logo Blog, Etiziano >
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

5 sai lầm chết người trong bán lẻ

 5 sai lầm chết người trong bán lẻTrong một môi trường kinh doanh thay đổi và phát triển từng ngày như hiện nay, các sai lầm có thể "chết người". Thậm chí cả trong điều kiện tốt nhất, các thống kê cho thấy có trên một nửa doanh nghiệp bán lẻ nhỏ phải rời thương trường sau không quá 2 năm hoạt động.


Hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành thành công một vài cửa hàng bán lẻ có tiếng đã khiến Ronald L. Bond - một CEO, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà quản lý và nhà tư vấn kinh doanh - trở thành một chuyên gia thực thụ về bán lẻ, và quan trọng hơn nữa là về những sai lầm mà rất nhiều nhà bán lẻ mắc phải, khiến họ đối mặt với thất bại.

Khi mà danh sách những sai lầm bán lẻ là rất dài, Ronald Bond đã đúc kết được 5 sai lầm lớn nhất và có tác động tiêu cực nhất lên hoạt động bán lẻ thông thường:

1. Thất bại trong những hoạch định hiệu quả và có mục đích

Nhiều nhà bán lẻ mới thành lập lao vào kinh doanh với rất nhiều niềm tin và lạc quan nhưng lại rất ít sự hoạch định kỹ lưỡng. Để thành công, các nhà bán lẻ cần dành thời gian để chuẩn bị cho một bản kế hoạch kinh doanh và lường trước những nhu cầu tài chính của mình.

Không gì giết chết một hoạt động bán lẻ nhanh hơn những thiếu sót về tài chính. Nội dung hoạch định nên bao gồm địa điểm, các yếu tố nhân khẩu học thị trường, và dòng sản phẩm bán lẻ. Trong cuốn sách Retail in Detail (Bán lẻ trong Chi tiết), Bond đã đưa ra nhiều công cụ hoạch định và chiến lược mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá và tiếp cận các khách hàng nhanh chóng nhất.

2. Tập trung vào sản phẩm chứ không phải thị trường:

Bond đã chứng kiến rất nhiều cửa hàng bán lẻ buôn bán trì trệ bởi vì chủ cửa hàng vẫn bướng bỉnh bám víu vào một sản phẩm hay một dòng sản phẩm nhất định, ngay cả khi thị trường đã phớt lờ chúng.

Các nhà bán lẻ tồn tại là để kiếm lợi nhuận, chứ không phải bán một vật dụng cụ thể nào đó. Đừng kết hôn cả đời với các sản phẩm của mình. Song cũng có một cảnh báo khá thích hợp ở đây: Các nhà bán lẻ không nên tuỳ tiện quẳng đi một dòng sản phẩm nào đó chỉ vì những thua lỗ theo mùa hay mang tính cá biệt.

Có rất nhiều cách để chỉnh sửa, bổ sung cho một dòng sản phẩm mà không phải vứt bỏ hoàn toàn đi. Ví dụ, một cửa hàng quà tặng chuyên cung cấp các sản phẩm trang trí nhà cửa có thể chỉnh sửa sản phẩm của mình với sự thay đổi trong phong cách trang trí.

Những nhà bán lẻ nhỏ không thể cạnh tranh với những đại gia lớn và internet về số lượng sản phẩm và mẫu mã có thể tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hoá nhiều hơn. Các nhà bán lẻ có thể đưa ra nhiều dịch vụ cá nhân hơn và nhiều lựa chọn tuỳ biến sản phẩm theo yêu cầu đối với các mặt hàng như đèn bàn, thảm, nội thất.

3. Thất bại trong thay đổi thích ứng với thị trường

Sai lầm này phần nào khá liên quan tới sai lầm số 2 ở trên, nhưng nó tập trung nhiều hơn vào phương thức bán hàng và truyền thông.

Chỉ một vài năm trước đây, các bộ phim được thuê và trả về tại các cửa hàng video địa phương. Ngày nay, chúng hầu hết được thuê trực tuyến và/hay qua thư tín, hay tải về trực tiếp từ trên internet vào máy tính cá nhân.

Internet đã thay đổi đáng kể nhiều hành động mua sắm của khách hàng, và các khách hàng đang yêu cầu nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ được tuỳ biến hoá hay chuyên biệt hoá. Do vậy, những thay đổi thích ứng với thị trường và nhu cầu của khách hàng là hết sức cần thiết.

4. Đánh giá thấp về các yêu cầu bán lẻ

Bán lẻ không phải dành cho những người ẻo lả và yếu đuối. Các yêu cầu của việc vận hành thành công một cỗ máy bán lẻ là rất nhiều, không ngớt, và nói thẳng ra là tiêu tốn một khối lượng lớn thời gian.

Một vài nhà bán lẻ của tương lai nhìn nhận rằng họ có thể mở và điều hành một cửa hàng bán lẻ mà vẫn dư dả thời gian. Bán lẻ liên quan tới vòng quay không ngừng của việc mua, tiếp thị, trình diễn và bán mà có thể khiến những người vận hành nó trở nên mệt lử và cảm thấy hết sự khó nhọc vô cùng.

Nó cũng đồng nghĩa với rất nhiều ngày dài hay đêm thâu trong cửa hàng để bán hàng hay trong văn phòng để đặt hàng và thanh toán hoá đơn. Vì vậy, nếu một ai đó chưa chuẩn bị để dành một phần lớn thời gian cuộc sống của mình cho cửa hàng, ít nhất là trong thời gian ban đầu, có lẽ tốt hơn cả với việc tham gia làm việc tại Wal-Mart.

5. Phớt lờ dịch vụ khách hàng

Đây có thể là sai lầm lớn nhất dẫn tới thất bại trong bán lẻ mà Bond quan sát được. Một vài nhà bán lẻ nghĩ rằng các khách hàng ở đó cho bản thân họ chứ không phải cho các khách hàng.

Bond cho biết có nhiều nhà bán lẻ thất bại bởi vì họ đóng quân ở những vị trị không mấy tiện lợi và vì họ không điều chỉnh giờ giấc kinh doanh thích hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nếu một cửa hàng bán lẻ hướng tới những nhân viên công sở, cửa hàng này sẽ không thể thành công nếu mở cửa vào 8h sáng và đóng cửa vào 5h chiều. Một cửa hàng mà Bond biết thường xuyên đóng cửa trong giờ hành chính và dường như chủ cửa hàng không biết rằng việc này đã gây khó chịu cho khách hàng như thế nào. Một nhà bán lẻ khác lại đặt cửa hàng của mình trong một toà nhà mà có sự thuận lợi cho bản thân họ (giá cả rẻ), đồng thời cho rằng khách hàng sẽ tìm kiếm thấy cửa hàng. Tất cả đều không thành công!

Một khía cạnh khác trong sai lầm này còn là thất bại trong việc đối xử tốt với các khách hàng bằng tất cả sự lịch thiệp và tôn trọng. Bond cho biết ông rất hiếm khi hài lòng với cung cách phục vụ của các nhân viên bán lẻ. Đó là những vấn đề như không chào mừng khách hàng khi họ vào cửa hàng, không đưa ra những giúp đỡ hữu ích hay bỏ qua các chính sách chăm sóc khách hàng cơ bản.

Tất cả đều không phải là một ngành khoa học vũ trụ. Các nhà bán lẻ hoàn toàn có thể đào tạo các nhân viên và bản thân mình về một phong cách phục vụ lịch thiệp và tôn trọng.

Mặc dù việc tránh xa 5 sai lầm chết người ở trên sẽ không bảo đảm thành công trong bán lẽ, nhưng nếu tiếp tục bỏ qua chắc chắn các nhà bán lẻ sẽ tiến gần hơn tới bờ vực thất bại. Có rất nhiều rủi ro và cạm bẫy trong một thị trường thay đổi nhanh chóng ngày nay. Hoàn toàn ý nghĩa khi mà các nhà bán lẻ gia tăng cơ hội chạm vào thành công bằng nhận ra và tránh xa các sai lầm này.

< Theo bwportal.com.vn >
Đọc thêm »

Quảng cáo kiểu Hội An


Có một kiểu quảng cáo lạ được hầu hết các hộ kinh doanh ở phố cổ Hội An sử dụng.


hội an, trịnh công sơn, quảng cáoĐây là cách làm đơn giản mà hiệu quả, khiến du khách không khỏi ngạc nhiên và cảm thấy là lạ.

Ăn với… cố nhạc sĩ họ Trịnh


Vào quán River Hoài số 44 đường Nguyễn Thái Học sẽ đọc được một thông tin khá bất ngờ treo trang trọng trong khung trên tường: "Ăn ở quán anh Đức trưa 26/1/1999. Trịnh Công Sơn".


Nét bút bay bướm của cố nhạc sĩ họ Trịnh khá quen thuộc với những người yêu nhạc. Anh Trần Đức, chủ quán hãnh diện cho biết trước đây rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến nhấm nháp bia hơi của quán, bây giờ chuyển sang bán shop vải mà cũng có người hỏi: "Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng đến đây phải không?".


Hội An có trên 3.500 hộ kinh doanh, trong đó có 1.000 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch. Việc vận dụng ý tưởng của du khách để quảng cáo sản phẩm là cách người Hội An tự giới thiệu, tiếp thị mà không mất một xu nào, du khách lại càng thích thú khi để lại "lời vàng, ý ngọc" sau một chuyến tham quan, mua sắm.


Trên lối vào một hiệu may ở đường Lê Lợi có treo một tấm biển viết bằng bút lông trên giấy các-tông với nội dung: "Rất tình cờ, tôi nhận ra một niềm vui mà mỗi lần đi shopping tôi chưa hề thấy. John... London". Đây là shop đã may cho John một bộ vest chỉ sau 2 tiếng đồng hồ.


Bán hàng qua… ý tưởng dí dỏm


Một du khách đến từ Ireland nói rằng, anh từng đến hiệu may Faifo Jean trên đường Trần Hưng Đạo và cười sảng khoái khi đọc được dòng chữ do chính một người đồng hương của anh viết tặng.

Trong chuyến đi xa này, chỉ cần đọc được vậy thôi đã có cảm giác như được gặp người thân quen và anh quyết định chọn may cho mình và cả bạn gái 2 bộ quần áo mới. Cả phố cổ có rất nhiều biển quảng cáo như vậy được viết bằng nhiều thứ tiếng Nhật, Hoa, Pháp và nhiều nhất là tiếng Anh. Nội dung thường ngắn gọn và dí dỏm, thường là những ý tưởng bộc phát, vui vẻ của du khách.


Nằm trong cửa mặt tiền kinh doanh của Lê Nguyễn Travel - 32 Lê Lợi có một bảng gỗ ghi: "Khám phá thế giới huyền thoại của khu đền tháp Mỹ Sơn - Di sản văn hoá thế giới. Tour được giới thiệu trên Loney Planet, trang...". Dòng chữ giới thiệu ngắn gọn này đã quảng cáo một cách hiệu quả cho chương trình tour của Lê Nguyễn vì Loney Planet là cuốn cẩm nang du lịch được hơn 60% du khách mang theo trong balô để tự xoay xở khi đi tham quan các nơi trên thế giới.


Thực tế, cách quảng cáo đã mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho việc kinh doanh. Đây chính là sự năng động, nhạy bén và sáng tạo của cư dân Hội An, chủ nhân của một đô thị thương cảng có quá khứ vàng son đang trên đường phát triển.


 < Theo Sài Gòn tiếp thị >
Đọc thêm »