ADS 468x60

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng.

Luôn nhớ rằng tất cả chỉ là bắt đầu...

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Facebook: Hoàn hảo đến từ Đơn giản

Facebook như một thanh nam châm thu hút các lập trình viên trẻ, dù những ứng dụng đơn giản đã từng là sự tập trung của lớp học xưa hiện đang phải đối mặt với nhiều trở ngại lớn. Một trong những trở ngại đó đến khi họ bắt đầu kiểm soát tốc độ phát triển nhanh chóng của các ứng dụng.

Lớp học Facebook là đứa con tinh thần của B. J. Fogg- người điều hành Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ của ĐH Stanford. Là một giảng viên ĐH tràn trề năng lượng và một nhà cải cách có uy tín, anh tập trung vào việc khai thác công nghệ và tâm lý con người để tác động lên hành vi của họ. Anh cho rằng, Facebook chính là mô hình có thể kiểm chứng cho những lý thuyết của mình.

Ban đầu các nhà quản lý của trường ĐH không ủng hộ, nhưng sinh viên- từ những người chưa tốt nghiệp ĐH đến những ứng viên MBA - thì hoàn toàn ngược lại. Họ là những người dành rất nhiều thời gian "đắm chìm" trên Facebook.
facebook, công nghệ
Joachim De Lombaert, (trái) và Edward Baker- hai giảng viên của "Lớp học Facebook" hiện đang điều hành mạng xã hội Friend.ly.
Ban đầu nhiều thành viên tiếp cận lớp học trên góc độ kinh doanh. Ví dụ, Baker là cựu sinh viên chuyên ngành kinh doanh nhưng thiếu các kỹ năng công nghệ, do vậy anh đã dành cả tuần đầu tiên phỏng vấn các kỹ sư. "Tôi muốn 1 đồng sự am hiểu kỹ thuật", anh nói. Cuối cùng anh chọn De Lombaert, và cùng với một sinh viên nữa là Alex Onsager tạo ra Send Hotness. Nhưng 3 ngày trước khi thuyết trình giới thiệu Send Hotness, họ bị mất dữ liệu và phải gấp rút làm lại một phiên bản mới. Chỉ trong 5 tuần đã có 5 triệu người đăng ký thành viên. Khi ứng dụng của họ bắt đầu có sự tham gia của quảng cáo thì tiền bắt đầu đổ vào rất nhanh.

Họ tình cờ rơi vào tình huống như chủ đề của lớp học: Đầu tiên biến mọi thứ trở nên đơn giản và hoàn thiện chúng sau.

Các ứng dụng của Lớp học Facebook đã thu hút được hàng triệu người dùng và sớm mang lại khoảng 100.000USD doanh thu quảng cáo mỗi tháng. Sau khi lớp học kết thúc, hai giảng viên bắt tay vào thành lập công ty 750 Industries, với đối tác kinh doanh của họ là Greenberg và Fan.

Năm nay mới 25 tuổi, Greenberg đã là CEO của công ty riêng Sharethrough, chuyên phân phối các video cho các công ty nhờ sử dụng truyền thông xã hội. Công ty có 30 nhân viên và thu hút được 6 triệu đôla vốn đầu tư. "Tôi cảm giác như đây là một câu chuyện cổ tích vậy", anh tâm sự. Thành công là vậy nhưng anh vẫn không thích mua xe hơi mà chỉ "đi Vespa và ván trượt".

Không theo đuổi sự hoàn hảo ngay từ đầu

Một nhân vật thành công rất đáng được nhắc đến nữa là Johnny Hwin. "Love Child"- nghe có vẻ không giống một ứng dụng cho lắm, nhưng đó đích xác là tên ứng dụng mà Johnny Hwin và bạn cùng lớp thiết kế, cho phép hai người sử dụng tạo ra và nuôi nấng một đứa trẻ ảo. Tiếc là ứng dụng này đã không thành công. 'Chúng tôi đã quá tham vọng", Hwin thú nhận.

Chứng kiến các bạn học hốt về bạc triệu từ những ý tưởng rất đơn giản đã mang lại cho Hwin một bài học đáng giá. Năm 2009, anh bắt đầu nghiên cứu Damntheradio.com - một phương tiện tiếp thị trên Facebook giúp các ban nhạc và nhạc sỹ giao lưu trực tuyến với người hâm mộ.
facebook, công nghệ
Hồi tháng 1, Johnny Hwin đã bán Damntheradio.com- trang web giúp các ban nhạc và nhạc sỹ giao lưu với người hâm mộ.



Anh cho biết, ứng dụng này đi vào hoạt động hồi tháng 6 năm ngoái và đến tháng 1 năm nay đã được FanBridge mua lại với giá vài triệu USD. Hwin- 26 tuổi và cũng là một nhạc sỹ, hiện đang là phó chủ tịch công ty.

"Với "Love Child", chúng tôi muốn nó thật hoàn hảo", nhưng với Damntheradio, anh tìm kiếm được những khách hàng đầu tiên chỉ với phiên bản thử nghiệm của nó.

Một sinh viên của lớp học này- Robert Cezar Matei, cho biết anh mới chỉ thu được thành công khiêm tốn với hai dự án của mình. Sau khi tốt nghiệp ĐH Stanford, anh muốn kiếm tiền để đi du lịch, nhưng thay vì tìm việc làm, anh quyết định viết một ứng dụng trên Facebook. "Tôi thấy bạn bè tôi đã rất thành công với các ứng dụng này. Nếu họ có thể thì tại sao tôi lại không thể chứ?", anh kể lại.

Sau một vài khởi đầu sai lầm, cuối cùng anh đã tạo ra được một ứng dụng cho phép người dùng gửi những "nụ hôn" cho bạn bè. Nó cũng chật vật mãi đến khi ông Matei- người có thể nói được nhiều thứ tiếng khác nhau, dịch ứng dụng này ra. Ngay hôm sau, lưu lượng đã tăng gấp 5 lần. Anh bổ sung thêm các trò chơi và tuyển thêm nhân viên, và ứng dụng này sau đó trở thành một trong những chương trình trên Facebook phổ biến khắp châu Âu. Cuối năm 2009, ứng dụng này được bán cho Zynga với một khoản tiền không được tiết lộ.

Baker nói, Facebook như một thanh nam châm thu hút các lập trình viên trẻ, dù những ứng dụng đơn giản đã từng là sự tập trung của lớp học xưa hiện đang phải đối mặt với nhiều trở ngại lớn. Một trong những trở ngại đó đến từ Facebook, khi họ bắt đầu kiểm soát tốc độ phát triển nhanh chóng của các ứng dụng.
< Theo vef.vn >

0 comments:

Đăng nhận xét