ADS 468x60

Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng.

Luôn nhớ rằng tất cả chỉ là bắt đầu...

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Vinacafe xứng tầm thương hiệu quốc gia

Những suy ngẫm, những trải nghiệm, tình cảm Cá nhân pha lẫn tính chuyên nghiệp xoay quanh một thương hiệu.
Vinacafe, đang ngày một lớn mạnh; sự kỳ vọng về một đẳng cấp mới Thương Hiệu Việt thông qua một dự án cụ thể mà chúng tôi vừa thực hiện xong, đó là xây dựng chiến lược và nâng cấp thương hiệu sản phẩm Vinacafé…
Trải qua hơn một năm vật lộn với những cuộc tranh luận sôi nổi về hướng đi mang tính chiến lược, qua rất nhiều ý tưởng sáng tạo, cuối cùng giờ đây Vinacafe đang đứng trước một sinh khí mới.
Vào những ngày tháng 4 -2011 bước vào khuôn viên nhà máy Vinacafe tại khu công nghiệp Biên hoà ngay trên Xa lộ Hà Nội thuộc Biên Hoà Đồng Nai, một không khí sôi động và phấn khởi có màu Cam của hàng xe tải khoát trên mình dòng tên Vinacafe một cái tên gợi nhớ nhiều cảm xúc và ký ức của người tiêu dùng Việt Nam.

Hàng xe forklift đang hối hả chất hàng lên xe tải, những thùng carton sản phẩm với thiết kế mới với thông điệp khuyến mãi hấp dẫn: “Ôi, cũng 20 gói một thùng sao nặng thế” thì ra là mỗi gói lại được khuyến mãi thêm một gói 20g sản phẩm cà phê hoà tan 3 trong 1. Quả là một chiêu “đẩy hàng” quen thuộc nhưng hình ảnh chiếc xe tải ‘nhăn mặt – vui vẻ’ trên thùng carton thì thật là bắt mắt, xem chừng đại lý khắp cả nước đang đặt hàng cấp tập.
Những ánh mắt hăm hở, đầy sức sống của đội ngũ kinh doanh giờ đây mang thêm một nét tinh quái hơn nữa, phấn khởi hơn khi đội hình đang ngày một hoàn thiện hơn với những ‘chương trình’ nâng cấp chuyên nghiệp hoá quản trị phân phối, quản trị bán hàng, quản trị thương hiệu làm giàu thêm giá trị của một sản phẩm đầy bản sắc và giàu truyền thống. Thế hệ mới của Vinacafe giờ đây đang nhận lãnh một trong những thương hiệu đẳng cấp Quốc Gia, mang sứ mệnh to lớn đầy kiêu hãnh của Việt Nam một cường quốc cà phê của thế giới…
Thương hiệu Vinacafé đã được tái định vị và áp dụng công cụ chiến lược mới đó là lượng hoá hình ảnh thông qua Phẫu hình ảnh (brand diagnosis) do chuyên gia thiết lập, tóm lược bao gồm 8 tính cách cốt lõi (giá trị kỳ
Dựa trên những nghiên cứu thị trường và phân tích chiến lược, chúng tôi nhận thấy những điều rất thú vị rằng thương hiệu này có một mức đo trung thành (brand loyalty) rất cao đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là nhóm trung niên. Việc nhận rõ một số những hạn chế do cả một quá trình phát triển nóng và tự phát để lại, đã giúp định hướng nâng cấp thương hiệu cả về chiến lược cấu trúc lẫn chiến lược hình ảnh…

Diện mạo mới – Sinh khí mới
Sự hối hả trong những ngày tháng 4 này ở Vinacafe không chỉ hiện hữu tại khuôn viên nhà máy tại Biên Hoà mà còn cả một công trường xây nhà máy mới ở KCN Long Thành nữa, gấp rút để hoàn tất đáp ứng nhu cầu đang tăng cao, cả trong nước lẫn thị trường nước ngoài.

(Mô thức Phẫu, 8 tính cách thương hiệu Vinacafé)

Kết quả này có được ắt hẳn là thành quả lao động và nghiên cứu của cả tập thể cán bộ và nhân viên từ những năm tháng lặn lội đi tìm nguồn nguyên liệu, xây dựng quy trình trồng trọt canh tác để đạt chất lượng cao và bí quyết chế biến cà phê tuyệt hảo của các vị tiền nhiệm, cho đến lực lượng quản lý trẻ đầy tự tin và ngày càng chuyên nghiệp…
Được tiếp xúc với những ‘đội hình’ như thế này luôn là hạnh phúc của cá nhân tôi một chuyên gia thương hiệu rất mê sản phẩm đồ uống, mà nhất là đồ uống mang Thương Hiệu Việt nữa chứ. Nhớ những ngày lặn lội một mình lang thang dọc các tỉnh vùng cao các tỉnh phiá Bắc hay cao nguyên Lâm Đồng, với ba-lô và máy ảnh vắt vẻo trên những chiếc xe… trong hành trình ‘vì một đất nước phồn vinh…’ giờ đây khi nhìn thấy những thành quả cụ thể, những diện mạo mới tự tin xứng tầm thương hiệu quốc tế, ước mơ về một đẳng cấp cho cộng đồng Thương hiệu Việt.
Nhớ ngày cách đây 5 năm tình cờ ngồi gần bên anh Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Marketing Vinacafé ở Nhà hát lớn Hà Nội trong lễ tôn vinh thương hiệu, nhớ ngày hội thảo chung tay xây dựng thương hiệu quốc gia ở trụ sở TTXVN…
Vinacafe đang cùng với những Thương hiệu Việt nhận lãnh sứ mệnh tiên phong, như đã xác lập trong Brand Charisma một trong 8 giá trị cốt lõi được định rõ trong bộ Phẫu Hình ảnh Thương hiệu Vinacafe, điều đó có nghĩa là phải luôn luôn giữ lời hưá, không khoan nhượng với những toan tính ngắn hạn, và tuyệt đối đặt lợi ích người tiêu dùng, lợi ích quốc gia lên trên hết…

Xứng tầm thương hiệu quốc gia
Vinacafé được chọn là thương hiệu sản phẩm tiêu biểu quốc gia trong chương trình Vietnam Value cũng như nhiều chương trình bình chọn khác chính là nhờ giá trị đích thực (real), giá trị thiên nhiên (natural) được kết tinh bằng trí tuệ Việt Nam góp phần cùng với Trung Nguyên, Highland… hình thành một thế lực thương hiệu và ngày càng khẳng định đẳng cấp quốc tế.
Để xứng tầm với một thương hiệu dẫn đầu, Vinacafé đã và đang thực hiện chiến lược tái cấu trúc thương hiệu với sự tham vấn của Cowan và các chuyên gia trong và ngoài nước; kết hợp với việc nâng cấp hệ thống quản trị phân phối và mờ rộng thị trường; chiến lược định hướng P3&P4 này đang thực sự mang lại những bước phát triển mang tính đột phá. Các nhóm giải pháp bao gồm: Tái định vị thương hiệu; Xây dựng cấu trúc Đa-sản-phẩm; Nâng cấp Logo; Hệ thống Nhận diện Thương hiệu…Xây dựng Phẫu hình ảnh thương hiệu Vinacafe… khẳng định môt đẳng cấp mới về tính chuyên nghiệp xây dựng và quản trị thương hiệu

Ước mơ Thương hiệu Việt
Nhớ những ngày một mình lang thang khắp Trung Quốc để nhìn ngó và học tiếng Hán, từ Bắc Kinh xuống Thượng Hải, vòng qua Thành Đô lên mãi tít Urumqi của Tân Cương… trong tâm trí vẫn nhớ đến Vinacafe, và trong ba-lô lúc nào cũng có vài hộp Vinacafe để phòng thân tăng sức đề kháng và giữ nhịp tim trong những chuyến lữ hành (trekking) xuyên núi tuyết chinh phục những độ cao 4-5 nghìn mét, những buổi đi dạo những trung tâm thương mại để tò mò xem xu hướng và sự va chạm giữa ‘văn hoá Trà’ và ‘văn hoa Cà phê’ của đất nước 1,3 tỷ dân, và phấn khởi khi thấy Starbucks và Nestlé đang rất thành công tại Trung Quốc, mà đó cũng là cơ hội chung cho các thương hiệu cà phê Việt Nam như Vinacafe và Trung Nguyên & G7…
Nhớ những ngày xuân lặng lẽ ở Rosemead (California) cùng người thân pha những gói Vinacafe cùng uống để ôn lại những kỷ niệm… những dịp quan sát những hệ thống trạm dừng của dân lái xe tải dọc hệ thống Freeway hoành tráng của nước Mỹ, ước mơ vài phần trăm thị phần cho Cà phê Việt… bổ sung vào những xu hướng uống cà phê Expresso hay Americano…
Chúng ta hãy cùng chúc Vinacafé xứng tầm quốc gia, trở thành một trong những thương hiệu sứ giả quốc gia chinh phục thị trường thế giới.

Cơ hội cho Cà phê Việt Nam cực lớn!

< Theo Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang/VN Brand >
Đọc thêm »

Cuộc chiến mì ăn liền

Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng hiếm có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn gười nghèo như nó. Và vì vậy, cuộc đua giành giật thị trường của những gói mì xem ra khá hấp dẫn.
Tình cờ tham gia một cuộc tranh luận với chủ đề: “Cuộc chiến của những gói mì ăn liền” mới vỡ lẽ ra rằng, công nghệ lăng xê mì ăn liền không đơn giản như nhiều người tưởng.
omachi, mì ăn liền, quảng cáo, marketing
Đâu là thương hiệu được ưa thích nhất tại Việt Nam?


“Nước sông không phạm nước giếng”

Đó là nhận xét của ông Bùi Khánh Dũng - Giám đốc Trung tâm thông tin và nghiên cứu thị trường của Investconsult Group ở khu vực phía Nam. Bởi theo ông, dù có được mệnh danh cao cấp hay thấp cấp thì mì tôm vẫn đơn thuần là sản phẩm tiện lợi. Tuy nhiên, các dòng sản phẩm cũng được phân hóa khá rõ rệt. Ở phân khúc bình dân, giá của mỗi gói mì khoảng 1.500 - 2.000 đồng; phân khúc cấp trung đang được bán với mức giá 2.500 - 3.500 đồng/gói; loại cao cấp có giá từ 5.000 đến hơn 10.000 đồng/gói.

Trong cuộc đua về chủng loại và giá cả, các sản phẩm của Vina Acecook (100% vốn Nhật Bản) đang dẫn đầu với khoảng 65% thị phần. Ngay sau đó là Asia Food (100% vốn trong nước) chiếm hơn 20% thị phần với các thương hiệu Gấu Đỏ, Hello, Vifood, Hảo Hạng, Osami, mới đây nhất là Trứng Vàng. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, chợ, sản phẩm mì gói của Vina Acecook, Asia Food, Vifon, Uni-President, Massan, Miliket… đang chiếm lĩnh hơn 90% thị phần với hàng trăm nhãn hiệu khác nhau. Đó là chưa kể hàng chục nhãn hàng nước ngoài đang hiện diện khắp nơi, tạo sự phong phú cho thị trường cả về bao bì, mẫu mã lẫn giá cả.

Tuy nhiên, cũng theo ông Dũng, người miền Bắc có xu hướng dùng các loại mì đơn giản về khẩu vị, chính vì thế sản phẩm mì Miliket 4 tôm được khá nhiều người ưa dùng do… nó chẳng có gia vị gì thêm ngoài một gói bột canh. Còn hiện nay đa phần các doanh nghiệp sản xuất mì đặt ở miền Nam nên sản phẩm thường quá nhiều gia vị, nhiều béo… Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu thị trường, ông Dũng cũng cho rằng, cái bánh thị phần khá lớn ở phân khúc bình dân - nhưng có lợi nhuận rất thấp - chỉ đón nhận những nhãn hàng có quy mô sản lượng lớn. Bên cạnh đó, ba nhãn hàng đang thống trị phân khúc này là Hảo Hảo, Hảo 100 và Gấu Đỏ chiếm hơn 50% ngân sách truyền thông của ngành và mật độ bao phủ thị trường dày đặc, chưa kể vô số sản phẩm chưa thành danh. Phân khúc này sẽ là lựa chọn không khôn ngoan cho bất kỳ nhà đầu tư mới nào.

Ngoài ra, phân khúc trung cao đang dần chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ chiếc bánh của thị trường mì ăn liền. Nhưng phân khúc cao (tạm xếp ở mức từ 5.000 đồng/sản phẩm trở lên) cũng khó chiếm ưu thế mạnh vì nhiều người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn có nhiều lựa chọn thay thế mà cũng không kém phần tiện lợi nhờ mạng lưới thực phẩm đường phố rộng khắp như phở, hủ tiếu, cháo, xôi... Và cũng chính vì thế, các hãng sản xuất mì ăn liền đành tìm đến quảng cáo như một thứ công cụ để định hướng khẩu vị của người tiêu dùng.

Chiếm lĩnh thị trường bằng quảng cáo

Phải khẳng định rằng, việc cạnh tranh trên thị trường mì ăn liền chỉ bắt đầu bùng nổ và một xu hướng phát triển kinh doanh dựa vào tiếp thị hình ảnh, truyền thông chỉ thực sự xuất hiện khi liên doanh sản xuất mì Vifon Acecook hình thành vào năm 1993. Cuộc cạnh tranh trên thị trường cũng khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước hết, phải kể đến Vina Acecook, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này. Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản. Trong khi đó, Vifon lại tạo dựng sức mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có yêu cầu cao. Đặc biệt, khi Massan tung ra dòng sản phẩm Omachi thì quả là một bước đột phá trong công nghệ “lăng xê” mì gói. Việc lựa chọn phân khúc cấp trung và chuyển tải một thông điệp rất thiết thực “không sợ nóng” là một lựa chọn chiến lược xuất sắc của Massan.

Tuy nhiên, sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến sự hỗ trợ tuyệt vời của mạng lưới phân phối vốn khá mạnh của Massan với các chủng loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng có cùng kênh với mì ăn liền. Omachi còn được cam kết bởi một ngân sách truyền thông lên tới cả triệu USD cho khoảng thời gian từ khi tung sản phẩm vào tháng 5/2007 cho đến Tết âm lịch, nhắm vào các thành phố lớn.

Rõ ràng là, đã qua rồi cái thời mì sản xuất ra không kịp bán, chẳng cần phải quảng cáo. Giờ đây, cho dù sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp nhưng nếu không có chiến lược truyền thông một cách bài bản thì thua là cầm chắc. Và vì nhiều lẽ, đây cũng là điểm yếu của các công ty trong nước.

Sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới. Hướng tới, các doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi. Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Asia Food cho rằng, ngành công nghiệp sản xuất mì gói ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Để ổn định được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, ngoài việc công ty phải không ngừng đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại thì định mức hao hụt trong tất cả khâu phải duy trì ở mức dưới 1%.

Suy cho cùng, mì ăn liền tuy không phải là một sản phẩm mới mẻ nhưng nếu cạnh tranh một cách sòng phẳng, chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất thế giới với 44,3 tỷ gói bán ra trong năm 2005. Indonesia đứng thứ hai với 12,4 tỷ gói và Nhật Bản thứ ba với 5,4 tỷ gói. Hàn Quốc là nước tiêu thụ nhiều mì ăn liền nhất tính theo đầu người với trung bình 69 gói một người một năm. Tiếp theo là Indonesia 55 gói và Nhật Bản 42 gói.
 

< Theo Doanh Nhân - dddn.com.vn >
Đọc thêm »

Obamarketing - tuyệt chiêu marketing thời khủng hoảng

Nếu đặt câu hỏi, đâu là sản phẩm thành công nhất trên thị trường thế giới trong khoảng thời gian cách đây 2 năm, chắc giới marketing không ngần ngại bình bầu giải nhất cho iPod - sản phẩm gây sốt thị trường nước Mỹ và toàn thế giới trong thời gian cực ngắn. Vậy, đâu là sản phẩm thành công thứ hai?
Người viết xin được bình bầu cho thành công của tân Tổng thống Mỹ Obama, hay chính xác hơn, là tuyệt chiêu marketing mà Obama đã áp dụng, để từ một thượng nghị sỹ ít tên tuổi trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới. Và chỉ trong vòng 2 năm!
omachi, obam, cocola, chiến dịch marketing

Dưới góc độ marketing, đâu là những bài học rút ra từ hiện tượng này?

Định vị

Nếu Pepsi thành công nhờ định vị đối nghịch với Coke, với cách định vị hết sức đơn giản - Uncola (không cola), thì Obama đã tự định vị Obama - Unbush (Obama - Không phải là Bush).

Khi công dân Mỹ đã trở nên chán nản với tình hình kinh tế, khi nước Mỹ đã trải qua những giờ phút hoảng loạn của sự sụp đổ của Phố Wall - biểu tượng của sức mạnh kinh tế Mỹ, thì hình ảnh của G. Bush - người hùng trong cuộc chiến chống khủng bố trở nên lỗi thời.

Sức mạnh của Bush trong cuộc chiến bảo vệ nước Mỹ đã giúp Bush đắc cử lần hai, nhưng trước sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, và sự hiểm nguy hiển hiện của nền kinh tế, nét đặc trưng này đã trở nên kém hiệu quả hơn bao giờ hết.

Sự ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ đã nhanh chóng chuyển từ sự an toàn về an ninh, sang sự an toàn của túi tiền và tài sản của mỗi người. Obama, với slogan “Change - Hãy thay đổi” của mình, đã đáp ứng đúng nhu cầu đó, và tạo ra sự định vị rõ nét hơn bao giờ hết trong tâm trí mỗi cử tri.

Đúng thời điểm

Toyota đã thực sự trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, đẩy General Motor (GM) xuống vị trí thứ 2 từ năm 2007. Điều đáng nói, là GM đã thấy hơi thở nóng hổi của kình địch sau gáy của mình từ những năm đầu thế kỷ 21, và họ đã nỗ lực, nỗ lực rất nhiều để giữ vững hình ảnh tượng đài ngành công nghiệp ôtô thế giới.

Nhưng mọi nỗ lực trở nên vô vọng khi giá dầu trên thế giới vọt lên tới 140 USD/ thùng. Những chiếc xe GM dù mạnh mẽ, dù rất hợp với lối sống Mỹ, nhưng uống xăng như nước lã của GM đã trở nên mất giá ngay trong lòng nước Mỹ. Hay nói cách khác, giá dầu tăng vọt cũng là yếu tố đẩy Toyota vọt lên vị trí dẫn đầu.

Những biến cố trên thị trường tài chính Mỹ đã trở thành nhân tố chính để cử tri Mỹ nghi ngờ những chính sách kinh tế hiện tại. Obama đã xuất hiện đúng lúc, như biểu tượng quyến rũ cử tri Mỹ bằng sự thay đổi, bằng niềm hy vọng.

Cách đây 10 năm, cũng trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, Al Gore - người đàn ông hào hoa, đầy cá tính và hết sức giàu kinh nghiệm chính trường - đã thất bại trước G. Bush. Nhưng có thể, nếu khủng hoảng tài chính xảy ra với nước Mỹ tại thời điểm đó, thì có thể Al Gore đã có một kết cục tốt đẹp hơn nhiều, tốt đẹp như Obama hiện tại.

Ngân sách khổng lồ

Các nhà hoạch định chiến lược marketing thường có một số tiêu chí nhằm đánh giá khả năng giành chiến thắng của một sản phẩm trong những cuộc cạnh tranh trực tiếp. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất, là phải có một nguồn ngân sách chi phí cho thị trường gấp 3 lần đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn đầu tung sản phẩm.

Vina Acecook luôn đứng đầu thị trường mỳ ăn liền tại Việt Nam trong gần 10 năm qua, với thị phần chiếm đến hơn 50% trong các phân khúc trung bình và cao cấp. Tuy nhiên, từ giữa năm 2006, Omachi - sản phẩm của Chinsu Food - đã có cuộc soán ngôi ngoạn mục trong phân khúc cao cấp, nơi mà mọi nhà sản xuất đều khao khát do tỷ suất lợi nhuận vượt trội, và thị phần ngày một tăng.

Có thể ai đó đều nhận thấy thành công của Omachi nhờ sự sáng tạo, nhờ một sản phẩm mỳ độc đáo được sản xuất từ bột khoai tây, nhưng có thể rất ít người để ý Chinsu Foods đã đầu tư một chi phí khổng lồ cho quảng cáo, với xấp xỉ 200.000 USD mỗi tháng cho giai đoạn đầu tung sản phẩm.

Vì vậy, không ngạc nhiên khi Obama đã dễ dàng vượt qua Hilary Clinton để giành suất ứng cử viên của đảng Dân chủ, và dễ dàng không kém vượt qua Mc Cain để trở thành tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngân sách tranh cử của Obama, còn hơn mọi mong đợi của các nhà hoạch định marketing, gấp đối thủ của mình những 4 lần!

Google - thương hiệu được định giá như một thương hiệu đắt nhất thế giới, với trị giá 86 tỷ USD, vượt qua cả Coca Cola và Microsoft (theo tiêu chí xếp hạng của Millward Brown - 2008). Thương hiệu của Google đã được động từ hóa, có ý nghĩa như động từ “tìm kiếm”.

Cũng như vậy, với thắng lợi vang dội của mình, biết đâu Obama đã tạo thêm một danh từ mới cho giới marketing - Obamarketing - hãy giành chiến thắng bằng cách của Obama.

< Theo Marketing Obama - The VNeconomy >
Đọc thêm »

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

5 clip 'dàn dựng' gây sốt trên mạng

Ngày càng nhiều công ty tạo ra những đoạn video có nội dung gây sốc nhưng lại cố tình quay một cách nghiệp dư để người xem tưởng đó là tình huống có thật vô tình được camera ghi lại.
>> Viralmarketing và những ý tưởng phát tán bậc thầy.
Họ chờ đợi các clip này thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng chục triệu lượt xem và gây tranh cãi lớn trên các diễn đàn, mạng xã hội... trước lên tiếng thừa nhận nội dung video chỉ là sản phẩm của các "bậc thầy" về marketing và quảng cáo.
viral marketing, Internet Marketing, Gillette

Đầu tháng 5, hàng triệu người thán phục cầu thủ Evan Longoria đã nhanh tay chộp quả bóng đang lao đến phía cô phóng viên. Nhưng đây chỉ là clip quảng cáo của hãng Gillette. Nội dung clip không liên quan đến thương hiệu dao cạo râu này nhưng logo Gillette hiện phía sau Longoria suốt cả video. Xem video
viral marketing, Internet Marketing,Limitless,Thinkmodo

Giữa tháng 3, cư dân mạng đón nhận clip về một người sử dụng iPhone để "hack" các biển quảng cáo ở quảng trường Thời đại tại New York (Mỹ) để đưa hình ảnh trên điện thoại lên màn hình lớn. Đoạn video đã gây sửng sốt trước khi người ta biết rằng công ty Thinkmodo đã tạo ra clip thu hút gần 4 triệu lượt xem này là để quảng bá cho bộ phim Limitless. Xem video
viral marketing, internet marketing, đi trên nước, hi-tec

Đi trên mặt nước là thách thức mà con người muốn chinh phục từ lâu. Clip Liquid Mountaineering kể về quá trình tập đi trên nước đầy vất vả nhưng thú vị đã thu hút 10 triệu lượt xem. Thực chất, đây là quảng cáo giày Hi-Tec. Xem video
viral marketing, internet marketing, bike hero, guitar hero

Năm 2008, cộng đồng game thủ đã bất ngờ và thán phục trước clip "Bike Hero" mô phỏng trò chơi Guitar Hero với xe đạp và vỉa hè của một "thiên tài nghiệp dư". Nhưng sau đó, lãnh đạo của công ty Activision "thú nhận" họ đã quay clip cả đêm để chào đón sự ra đời của phiên bản Guitar Hero: World Tour. Xem video
viral marketing, Internet Marketing, bướm tấn công người

Sát ngày Cá tháng tư năm 2010, cư dân mạng sửng sốt khi xem video một anh chàng bị hàng nghìn con bướm tấn công trong công viên Happy Hollow ở California (Mỹ). Hãng Qualcomm về sau thừa nhận họ làm vậy để quảng cáo công nghệ màn hình tiết kiệm năng lượng mirasol cho điện thoại. Xem video

< Theo VnExpress.net >
Đọc thêm »